Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
375401

Quy trình kỹ thuật Khoa CĐHA - TDCN

 

 

       BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG XƯƠNG

Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Thăm dò chức năng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY TRÌNH

KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

THĂM DÒ CHỨC NĂNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BỆNH VIỆN QUẢNG XƯƠNG

KHOA CĐHA – TDCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---*---

 

                                                       Quảng Xương, ngày 28 tháng 03 năm 2015

                                                  

 

QUY TRÌNH

 THỰC HIỆN VẬN HÀNH CÁC LOẠI MÁY

VÀ CÁC KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

( Ban hành kèm theo QĐ số:    ngày 28  tháng 03 năm 2015

của Giám đốc  BVĐK huyện Quảng Xương)

 

I. QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY CT SCANNER Brio CT 325

Máy CT scanner bao gồm 02 hệ thống làm việc với nhau cung cấp tái tạo hình ảnh và lưu trữ thông tin SCAN

1. MỞ NGUỒN HỆ THỐNG MÁY

a. Nhấn công tắc ON trên khởi động từ để mở nguồn điện vào hệ thống

b. Mở CB trên ổn áp LIOA sang vị trí ON

c. Mở nguồn UPS: nhấn và giữ nút ON trên ups

d. Mở nguồn CIRS Servers (hệ thống tái tạo hình ảnh). Nhấn nút Power trên mỗi server (CIRS 1, CIRS 2, …_

e. Mở nguồn trên máy tính DELL và Monitor

- Máy tính khởi động mất khoảng 1.5 phút

- Một màn hình nhắc nhở sẽ hiển thị khi máy tính đã sẵn sàng.

f. Đợi cho đến khi giao diện LOG ON hiển thị.

g. Sau đó bật công tác trên Transformer sang vị trí ON để mở nguồn GANTRY. Thời gian khởi động của Gantry khoảng 1.5 phút, Gantry khởi động xong khi 02 bảng điều khiển trên Gantry không còn hiển thị số nữa.

h. Trên máy tính chủ, nếu USER NAME còn trống, nhập CT.

i. Nhấp OK hoặc ENTER (không có password)

j. Khi xuất hiện màn hình nhắc nhở để bắt đầu Gantry, vặn chìa khóa trên scan control box về hướng bạn để start rồi thả nó về vị trí ON.

2. Sau khi đăng nhập xong vào phần mềm CT, tiến hành TUBE CONDITIONING để làm cho đầu đèn đạt đến trạng thái nhiệt độ ổn định, đây là thủ tục bắt buộc mỗi khi mở máy và sau mỗi lần ngưng sử dụng máy 10h đồng hồ:

a. Đảm bảo không có người trong phòng SCAN.

b. Đảm bảo bàn bệnh nhân đã đưa vào trong lồng Gantry.

c. Nhấp thẻ HOME

d. Nhấp TUBE CONDITIONING

e. Nhấp SHORT CT

f. Tiến hành làm theo các hướng dẫn tiếp theo trên màng hình.

3. TẮT TOÀN HỆ THỐNG:

Thủ tục tắt Hệ thống máy CT gồm 3 phần:

- Tắt GANTRY và máy tính HOST (máy tính chủ);

- Tắt CIRS SERVERS (Hệ thống tái tạo hình ảnh);

- Tắt nguồn điện tổng.

4. Tắt Host:

a. Vặn chìa khóa trên Scan control Box sang vị trí OFF, thông thường gantry sẽ tắt trong vài giây. Tuy nhiên, có thể lên đến 15 phút nếu đầu đèn đang ở trạng thái rất nóng. Có thể tiến hành tắt HOTS trong lúc này;

b. Nhấp HOME, menu home sẽ hiểm thị;

c. Nhấp Log out, Hệ thống sẽ thoát về màng hình welcome towindows;

d. Nhấp SHUTDOWN;

e. Nhấp OK Hệ thống tắt gần 01 phút.

5. Tắt CIRS SERVERS (Hệ thống tái tạo hình ảnh):

-  Nhấn và giữ nút Power trên mỗi server (khoãng 02 giây) cho đến khi đèn màu xanh tắt.

6. Tắt GANTRY:

- Vặn CB trên Transformer sang vị trí OFF.

7. TẮT NGUỒN ĐIỆN TỔNG:

a. Nhấn nút OFF trên tủ điện treo tường để tắt khởi động từ,nếu UPS đang hoạt động thì có tiếng bíp phát ra báo hiệu nguồn điện vào sẽ tắt;

b. Nhấn và giữ nút OFF trên UPS để tắt nguồn UPS;

c. Nếu muốn mở nguồn trở lại phải đợi tối thiểu 30 giây.

 

III. QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY X-QUANG:

1. KHỞI ĐỘNG MÁY:

b. Bật cầu dao điện trên tường;

c. Nhấn nút ON trên máy và chỉnh dòng điện nguồn đủ 220V.

3. TẮT MÁY:

- Nhấn nút OFF trên máy.

- Tắt cầu dao điện trên tường

 

IV. QUI TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG X-QUANG SỐ HÓA Shimadzu và Titan2000

Hệ thống FCR phải được nghỉ ít nhất 3 giờ trong ngày (không đặt ở Standby)

Phải tắt UPS đúng thứ tự để tránh hỏng hóc, cháy nổ, Tắt UPS trước, sau đó tắt cầu dao.

 

1. MỞ MÁY THEO THỨ TỰ SAU:

 a. UPS

- Bật cầu dao diện lên vị trí ON

- Bật công tắc Power phía sau UPS.

- Bật công tắc Battery phía sau UPS.

- Nhấn nút ON/OF phía trước UPS.

b. MÁY IN

- Bật công tắc nguồn ở góc phải phía dưới mặt trước máy.

- Nhấn nút tắt/mở trên mặt trên của mý, bên cạnh màn hình cảm ứng.

c. MÁY ĐỌC CASSETTE

- Bật công tắc nguồn phía bên trái của máy

- Nhấn nút tắt/mở cạnh màn hình cảm ứng.

. CR CONSOLE

- Nhấn nút tắt/mở sẽ không động window sau đó sẽ tự động mở chương trình trên CPU.

2. TẮT MÁY THEO THỨ TỰ SAU: MÁY IN

- Nhấn Shutdown trên màn hình cảm ứng/chọn Yes.

- Khi màn hình cảm ứng tắt xong thì tắt nguồn ở góc phải phía dưới mặt trước máy.

a. MÁY ĐỌC CASSETTE

- Nhấn Shutdown trên màn hình cảm ứng/ chọn OK.

- Khi màn hình cảm ứng tắt xong thị tắt nút nguồn phía bên trái máy.

b. CR CONSOLE

- Nhấp chuột vào FCR chọn Shutdown/OK.

UPS

- Nhấn và giữ nút ON/OFF phía trước máy.

- Tắt công tắc Power phía sau UPS

- Tắt công tắc Battery phía sau UPS

- Tắt cầu dao điện về trạng thái OFF.

3. SỬ DỤNG CASSETTE VÀ IP

- Trước khi đưa Cassette vào máy đọc, phải đảm bảo Cassette, khô.

- Tránh không tiếp xúc trực tiếp lên bề mặt tấm IP.

- Cassette phải được bọc trong bao nylon kho dùng để chụp bệnh nhân băng, bó bột, cấp cứu.

4. HƯỚNG DẪN CÁCH LẮP ĐẶT PHIM

- Lấy miếng đệm trong khay phim ra ngoài.

- Lắp đặt phim theo chiều mũi tên trên bao phim.

- Cắt bao phim cho đến hết mép bao.

- Khi máy không đọc được mã vạch trên bao phim phải nhập trực tiếp 20 chữ số mã vạch trên bao phim vào máy.

 

5. KHI MÁY ĐỌC BỊ LÕI

Máy đọc thường xảy ra 2 lỗi:

- Error No 11511: Tấm IP chưa được quét mã vạch, Nhấn Stop Alarm sau đó nhấn Unload Cassette . Lấy Cassette ra quét mã vạch rồi cho vào máy lại.

- Error No 11321: Cassette đặt không đúng vị trí, Nhấn Stop Alarm. Sau đó nhấn Unload Cassette. Lấy Cassette ra và đưa vào máy cho đúng vị trí.

- Nếu CR Console bị bắt kỳ lỗi gì thì (Shutdown) CR console rồi mở lại

 

ĐỂ HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG TỐI ƯU CẦN TUÂN THỦ CÁC QUI ĐỊNH SAU.

a. Máy in phải được Shutdown đúng trình tự, không được tắt ngang máy in bằng công tắc nguồn.

b. Hệ thống máy FCR phải được vận hành trong môi trường sạch, khô và có máy lạnh

c. Kỹ thuật viên bệnh viện vận hành và quản lý máy đúng theo chỉ dẫn để hệ thống đạt hiệu quả cao nhất.

Nếu có những bất thường khác, xin vui lòng liên hệ Bộ phận kỹ thuật.

 

 

V. QUY TRÌNH CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN:

- Nhận phiếu yêu cầu chụp Xquang

- Kiểm tra Họ tên, tuổi, khoa, chẩn đoán lâm sàng, các yêu cầu kỹ thuật chụp.

- Gọi bệnh nhân vào phòng, hướng dẫn, giải thích và nếu cần thì yêu cầu bệnh nhân thay áo choàng, gỡ những vật có cản quang ở bộ phận cơ thể cần chụp.

- Chọn các bộ phận cơ thể và các thông số (KVP-mAs) trên máy.

- Chọn Cassette phù hợp với bộ phận cơ thể cần chụp.

- Đặt chiều thế, tiêu điểm đầu đèn chuẩn, sau khi ghi hình phải quan sát bệnh nhân lại, nhìn qua kính chì của phòng Xquang, chuẩn bị xong mới được phát tia X.

- Đưa Cassette vào phòng xử lý kỹ thuật số để xử lý film.

- Xử lý film xong, Bác sỹ đọc kết quả film và lưu kết quả chẩn đoán.

- Trả kết quả film.

+ Các Khoa cấp cứu, Khoa Khám bệnh trả kết quả film sau 30 phút (nếu nhận kết quả ngay khi cần)

+ Các khoa nội trú trả kết quản film 02 lần/ngày (nếu nhận kết quả ngay khi cần).

 

VI. QUY TRÌNH THĂM KHÁM SIÊU ÂM TỔNG QUÁT

    1.  Khám siêu âm bụng cần uống nhiều nước và nhịn tiểu. Siêu âm các cơ quan khác như: Mắt ,tuyến vú, khớp, tuyến giáp và mô mềm … Không cần chuẩn bị gì.

     2.  Siêu âm chẩn đoán sẽ hiệu quả hơn nếu được cung cấp đầy đủ dữ kiện lâm sàng và cận lâm sàng. Bệnh nhân đi khám siêu âm cần mang theo những kết quả phim, xét nghiệm, và siêu âm trước nếu có.                                                                                                                                              .    3.  Siêu âm bình thường không có nghĩa là không bệnh và một số bệnh lý Siêu âm không phát hiện được. Trong mọi trường hợp, bệnh nhân cần trở lại bác sĩ lâm sàng để được hướng dẫn tiếp về chẩn đoán và điều trị.

     4.  Chẩn đoán siêu âm có nhiều mức độ khác nhau:

     a/  Siêu âm túi mật: Bệnh nhân nhịn ăn uống, Siêu âm Vào buổi sáng.

     b/  Siêu âm Tử cung – phần phụ: Bệnh nhân uống nhiều nước và nhịn tiểu.

c/  Có thể xác định chắc chắn bệnh lý ( ví dụ: Sỏi mật, sỏi thận, Ap xe gan …)

d/  Có thể chỉ nghi ngờ mà không khẳng định ( ví dụ: Viêm gan, suy thận …)

e/  Trong nhiều trường hợp, siêu âm không cho chẩn đoán mà chỉ ghi nhận các bất thường, giúp định hướng cho lâm sàng chỉ định các xét nghiệm cần thiết. (ví dụ: Bệnh lý dạ dày, bệnh lý đại tràng, bệnh lý chủ mô gan, thận …)

6.     Siêu âm dùng từ ngữ chuyên môn. Vì vậy, phân tích kết quả và kết luận là do các bác sĩ.

 

      VII. THĂM KHÁM BỆNH NHÂN VỀ SIÊU ÂM TIM – MẠCH          .   MÁU

1.     Siêu âm tim qua thành ngực, Siêu âm nạch máu không cần chuẩn bị (nhịn ăn, nhịn tiểu) trước khi thực hiện Siêu âm.

2.     Siêu âm mạch máu thận: Cần hạn chế ăn no trước khi thực hiện Siêu âm từ 4"6 giờ.

3.     Cần mang theo phiếu Siêu âm khi khám bệnh và khi tái khám.

4.     Siêu âm tim – Mạch máu phát hiện:

a/  Bệnh lý bẩm sinh,

b/  Bệnh lý mạch vành,

c/  Bệnh lý cơ tim và U bướu tim…

d/  Xơ vữa mạch máu, hẹp mạch máu, phình mạch máu, thông động tỉnh mạch.

5.     Siêu âm dùng từ ngữ chuyên môn. Vì vậy, phân tích kết quả và kết luận là do các bác sĩ.

 

VIII. THĂM KHÁM BỆNH NHÂN VỀ CHỤP XQUANG, CT SCANNER:

1.     Chụp Xquang dạ dày có uống thuốc cản quang:

-         Hướng dẫn Bệnh nhân nhịn ăn trước 06 giờ hoặc nên khảo sát vào buổi sáng, vì thức ăn ngày hôm trước tiêu hóa hết, rất thuận lợi cho việc khảo sát được hình ảnh bệnh lý dạ dày.

-         Kỹ thuật viên Xquang hướng dẫn và giải thích cho bệnh nhân hiểu được tác dụng của thuốc cản quang (Baryte hoặc Telebrix…) trước khi uống vào dạ dày.

-         Sau đó thực hiện chụp 01 film để định vị và theo dỏi thuốc cản quang lưu thông qua tá tràng, tiếp tục chụp liên tục từ 2"4 film theo quy trình.

2.     Chụp Xquang đại tràng có bơm thuốc cản quang:

-         Điều dưỡng viên Khoa lâm sàng hướng dẫn và giải thích cho bệnh nhân hiểu được về việc thụt tháo sạch phân trong lòng đại tràng từ 2"3 lần, mổi lần từ 1.000"1.500 ml nước ấm. Dặn bệnh nhân trong quá trình thụt tháo nếu có gì bất thường phải thông báo cho Điều dưỡng đang thực hiện y lệnh để xử trí kịp thời.

-         Bệnh nhân đã chuẩn bị xong, Điều dưỡng Khoa lâm sàng liên hệ với Kỹ thuật viên Xquang để chuẩn bị khảo sát hình ảnh đại tràng.

-         Kỹ thuật viên Xquang hướng dẫn và giải thích cho bệnh nhân hiểu được tác dụng của thuốc cản quang (Baryte hoặc Telebrix…) trước khi bơm vào đại tràng.

-         Dặn bệnh nhân cố gắng hợp tác với Kỹ thuật viên Xquang để thực hiện tốt việc khảo sát 01 hình ảnh đầy thuốc của đại tràng.

-         Sau đó cho bệnh nhân đi tiêu xong, tiếp tục thực hiện thêm 01 hình ảnh xã thuốc của đại tràng.

 

 

3.     Chụp Xquang UIV có tiêm thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch:

-         Điều dưỡng viên Khoa lâm sàng hướng dẫn và giải thích cho bệnh nhân hiểu được về việc thụt tháo sạch phân trong lòng đại tràng từ 2"3 lần, mổi lần từ 1.000"1.500 ml nước ấm. Dặn bệnh nhân trong quá trình thụt tháo nếu có gì bất thường phải thông báo cho Điều dưỡng đang thực hiện y lệnh để xử trí kịp thời.

-         Bệnh nhân đã chuẩn bị thụt tháo xong, Điều dưỡng Khoa lâm sàng chuẩn bị mang theo bệnh  án của bệnh nhân phải có kết quả xét nghiệm Ure huyết… hợp thuốc chống shock, thuốc cản quang, rồi liên hệ trực tiếp Bác sĩ, Kỹ thuật viên Xquang để hẹn giờ chuẩn bị khảo sát hình ảnh Hệ tiết niệu.

-         Kỹ thuật viên Xquang hướng dẫn và giải thích cho bệnh nhân hiểu được tác dụng của thuốc cản quang (Telebrix) trước khi tiêm vào tỉnh mạch.

-         Sau đó chụp 01 film KUB nếu có chỉ định, tiếp tục thực hiện tiêm thuốc cản quang qua đường tỉnh mạch và chụp 01 film sau 5 phút để theo dõi sự bày tiết của thuốc cản quang và tiếp tục chụp các film tiếp theo, theo quy trình.

4. Chụp CT Scanner có tiêm thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch:

-         Hướng dẫn người bệnh nịn ăn trước từ 03 đến 06 giờ (ngoai trừ bệnh nhân cấp cứu).

-         Bác sĩ chỉ định chụp CT Scanner có tiêm thuốc cản quang qua đường tỉnh mạch như: (não, ngực, bụng, chậu, tim mạch máu, khác…).

-         Điều dưỡng Khoa lâm sàng chuẩn bị mang theo hồ sơ bệnh nhân, hợp thuốc chống shock, thuốc cản quang (Xenetix…), rồi liên hệ trực tiếp Bác sĩ, Kỹ thuật viên Phòng CT Scanner để hẹn giờ khảo sát hình ảnh theo yêu cầu.

-         Kỹ thuật viên CT Scanner hướng dẫn và giải thích cho bệnh nhân hiểu được tác dụng của thuốc cản quang (Xenetix…) trước khi tiêm vào tỉnh mạch.

-         Sau đó thực hiện theo quy trình kỹ thuật chụp CT Scanner có tiêm thuốc cản quang qua đường tỉnh mạch, theo dỏi ghi hình ảnh chụp các thùy theo yêu cầu của Bác sĩ Lâm sàng.

     Lưu ý: Nếu bệnh nhân quá giãi giụa cần khảo sát chụp CT Scanner, thì phải liên hệ kết hợp với Bác sĩ, Kỹ thuật viên Gây mê hổ trợ trong Gây mê.

                                                                                      

            QUY TRÌNH LÀM ĐIỆN TIM

I.   MỤC ĐÍCH:

          Ghi điện tâm đồ là ghi lại hình ảnh hoạt điện học của tim nhằm giúp cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh có kết quả.

 

     II.   CHỈ ĐỊNH:

               -         Chẩn đoán rối loạn nhịp tim.

               -         Chẩn đoán phì đại cơ nhĩ, cơ thất

               -         Chẩn đoán rối loạn dẫn truyền

               -         Chẩn đoán các rối loạn điện giải

               -         Theo dõi máy tạo nhịp tim

 

     III.   CHUẨN BỊ:

          1.     Dụng cụ: 

               -         Máy điện tâm đồ có đủ dây dẫn và bản điện cực

               -         Hệ thống dây đất

               -         Các chất dẫn diện

               -         Gạc lau

     2. Người bệnh:

               - Thông báo và giải thích cho bệnh nhân về cách tiến hành thủ thuật.

               -  Nằm yên tĩnh, mắt nhìn vào 1 điểm.

               - Nếu người bệnh kích thích vật vã phải dùng thuốc an thần.

 

     IV.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

          1.     Thử test trước khi ghi điện tâm đồ.

          2.     Cởi nút áo bộc lộ vùng ngực, dùng gạc lau da người bệnh và bôi chất dẫn điện lên vị trí đặt điện cực.

          3.     Vị trí đặt điện cực thăm dò của 6 chuyển đạo trước tim thông dụng:

               -         V1: khoảng liên sườn 4 bên phải, sát bờ xương ức.

               -         V2: khoảng liên sườn 4 bên trái, sát bờ xương ức.

               -         V3: giao điểm giữa thẳng nối V2 với V4.

               -         V4: giao điểm của đường dọc đi qua giữa xương đòn trái với đường ngang đi qua mỏm tim (nếu không xác định được vị trí mỏm tim thì lấy khoảng liên sườn 5 trái).

               -         V5: giao điểm của đường nách trước với đường ngang đi qua V4.

               -         V6: giao điểm của đường nách giữa với đường ngang đi qua V4, V5.

          4.     Bật máy, ghi điện tâm đồ.

          5.     Tắt máy, tháo các điện cực.

          6.     Lau sạch chất dẫn điện, mặc áo cho người bệnh.

 

     V.   ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

               -         Tình trạng người bệnh sau khi ghi điện tâm đồ

               -         Ngày giờ ghi điện tâm đồ.

    VI.   HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH:

          Tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế trong quá trình đo

                                         BẢNG KIỂM QUI TRÌNH GHI ĐIỆN TÂM ĐỒ

STT

CÁC BƯỚC

1

Thử test trước khi ghi điện tâm đồ

2

Cởi nút áo bộc lộ vùng ngực, dùng gạc lau da người bệnh và bôi chất dẫn điện lên vị trí đặt điện cực

3

Vị trí đặt điện cực thăm dò của 6 chuyển đạo trước tim:

V1: khoảng liên sườn 4 bên phải, sát bờ xương ức.

V2: khoảng liên sườn 4 bên trái, sát bờ xương ức.

V3: giao điểm giữa thẳng nối V2 với V4.

V4: giao điểm của đường dọc đi qua giữa xương đòn trái với đường ngang đi qua mỏm tim

V5: giao điểm của đường nách trước với đường ngang đi qua V4

V6: giao điểm của đường nách giữa với đường ngang đi qua V4, V5.

4

Bật máy, ghi điện tâm đồ

5

Tắt máy, tháo các điện cực.

6

Lau sạch chất dẫn điện, mặc áo cho người bệnh


 

                                                            QUY TRÌNH GHI ĐIỆN NÃO ĐỒ

Chuẩn bị:

·  Cần gội sạch đầu và để khô tóc trước khi ghi điện não

·  Ngừng hoặc không dùng các loại thuốc, đặc biệt các loại thuốc an thần ít nhất trước đó 3 ngày. Tuy nhiên đối với thuốc chống động kinh không nhất thiết phải ngừng.

·  Trước khi đặt các điện cực, da đầu phải được làm sạch để giảm trở kháng chỗ tiếp xúc giữa điện cực và da đầu.

·  Giải thích cho người bệnh yên tâm và hợp tác tốt

·  Người bệnh nên ở tư thế tư giãn và thoải mái nhất

·  Lắp điện cực

·  Lọc nhiễu

Yêu cầu đối với phòng ghi điện não

·  Yên tĩnh, xa nơi phát sóng vô tuyến

·   Các dụng cụ và thiết bị trong phòng đều cách điện

·   Ánh sáng vừa phải

·  Có dây tiếp đất tốt và an toàn

· Có điều hòa mát và ấm để duy trì nhiệt độ phòng ổn định ở mức 20-24

độ  C

· Có ổn áp duy trì dòng điện ổn định và an toàn

· Có giường hoặc ghế ghi điện não phù hợp.

Quy trình

·Trong quá trình ghi điện não, yêu cầu người bệnh thực hiện nhiều lần mở mắt và nhắm mắt để đánh giá đáp ứng, tiếp theo làm nghiệm pháp thở sâu trong 3 phút và cuối cùng thực hiện nghiệm pháp kích thích ánh sáng ngắt quãng với mục đích hoạt hóa các hoạt động kịch phát tiềm ẩn. Ngoài ra tùy từng yêu cầu cụ thể có thể tiến hành một số nghiệm pháp hoạt hóa khác: kích thích tiếng động, nghiệm pháp đọc, tính nhẩm, kích thích cảm giác bản thể, vận động, ngủ.

· Quy trình cụ thể:

-  Ghi trong 3 phút ở chuyển đạo đơn cực, nhắm mở mắt 1 lần

-  Ghi trong 3 phút tiếp theo trên đạo trình ngang, kích thích ánh sáng 3 lần: 2 lần khi nhắm mắt và 1 lần khi mở mắt ở tần số 18Hz

-  Tiếp theo bệnh nhân thở sâu trong 3-5 phút tiếp theo trên đạo trình dọc, bệnh nhân nhắm mắt

- Sau thở sâu ghi tiếp 3 phút rồi kết thúc.

Cách đọc một bản bản ghi điện não đồ

·  Thủ tục hành chính, tóm tắt bệnh sử

·  Các hoạt động sóng cơ bản (chu kỳ/s hay biên độ), sự đồng bộ của tần số so sánh giữa 2 bán cầu.

·  Biên độ của các hoạt động điện não, đặc biệt của những thành phần sóng chiếm ưu thế trên bản ghi, tính đối xứng của biên độ hoạt động điện não giữa 2 bán cầu.

·  Hình thái của các sóng điện não

·  Khả năng đáp ứng của bản ghi đối với nhắm mở mắt

· Đáp ứng của bản ghi đối với các nghiêm pháp hoạt hóa

· Các thành phần nhiễu

·  Các sóng bất thường và sóng bệnh lý

· Tìm các dạng  biến đổi bệnh lý đặc trưng

 

                                 QUY TRÌNH GHI LƯU HUYẾT NÃO

 

TT

NỘI DUNG

 
 

 

Chuẩn bị người bệnh:

 

1

Thông báo, giải thích cho người bệnh về việc sắp làm. Nếu trẻ em dưới 3 tuổi thực hiện y lệnh thuốc.

 

 

Chuẩn bị người điều dưỡng:

 

2

Điều dưỡng có đủ mũ, áo, khẩu trang, rửa tay thường quy.

 

 

Chuẩn bị dụng cụ:

 

3

Máy đo lưu huyết não, dây đeo, các điện cực, ổn áp, nguồn điện đã được kiểm tra (lần 1).

 

4

Điện cực (đã được vệ sinh bằng nước muối 0,9%).

 

5

Lọ cắm panh, panh có mấu, paste, nước muối sinh lý, hộp đựng gạc, dung dịch sát khuẩn tay nhanh, máy đo huyết áp, nhiệt độ, ống nghe.

 

 

Kỹ thuật tiến hành

 

6

Kiểm tra nguồn điện, ổn áp, Computer, máy in, các điện cực, thiết bị đo lưu huyết não (lần2)

 

7

Cắm nguồn điện vào máy đo lưu huyết não, bật ổn áp, khởi động Computer chạy chương trình riêng của máy.

 

8

Để người bệnh ngồi trên ghế tựa tư thế thẳng lưng, thoải mái, thư giãn (Nếu là người lớn cho người bệnh nhắm mắt. Nếu là trẻ em dưới 3 tuổi thì cho người bệnh ngủ).

 

9

Đeo dây cho người bệnh.

 

10

Bôi paste vào các điện cực, gài điện cực theo sơ đồ.

 

11

Sử dụng chương trình đo lưu huyết não bằng Computer theo y lệnh để nhập thông số.

 

12

In kết quả ra giấy.

 

13

Tháo các điện cực, tháo dây, vệ sinh các vị trí gắn điện cực trên người bệnh.

 

14

Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp cho người bệnh.

 

 

Thu dọn dụng cụ:

 

15

Vệ sinh điện cực bằng dung dịch nước muối 0,9%

 

16

Thu dọn dụng cụ, dặn dò người bệnh, gửi kết quả đến phòng đọc.

 

                      QUY TRÌNH KỸ THUẬT SỬ DỤNG MÁY ĐIỆN NÃO ĐỒ VI TÍNH

 

TT

NỘI DUNG

 
 

 

Chuẩn bị người bệnh

 

1

Thông báo, giải thích cho người bệnh về việc sắp làm. Nếu trẻ em dưới 3 tuổi thực hiện y lệnh thuốc.

 

 

Chuẩn bị người điều dưỡng

 

2

Điều dưỡng có đủ mũ, áo, khẩu trang, rửa tay thường quy.

 

 

Chuẩn bị dụng cụ:

 

3

Thiết bị đo điện não, mũ đội, các điện cực, ổn áp, nguồn điện đã được kiểm tra (lần 1).

 

4

Điện cực đã được vệ sinh bằng cồn 700

 

5

Lọ cắm panh, panh có mấu, paste, nước muối sinh lý (0,9%), hộp đựng gạc, dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

 

 

Kỹ thuật tiến hành.

 

6

Kiểm tra nguồn điện, ổn áp, Computer, máy in, các điện cực, thiết bị đo điện não (lần 2)

 

7

Cắm nguồn điện vào máy đo điện não, bật ổn áp, khởi động Computer chạy chương trình riêng của máy.

 

8

Để người bệnh ngồi trên ghế tựa tư thế thẳng lưng, thoải mái, thư giãn (Nếu là người lớn cho người bệnh nhắm mắt. Nếu là trẻ em dưới 3 tuổi thì cho người bệnh ngủ).

 

9

Vệ sinh da đầu cho người bệnh, đeo mũ cho người bệnh.

 

10

Bôi paste vào các điện cực, gài điện cực theo sơ đồ.

 

11

Hướng dẫn người bệnh làm các động tác nhắm mắt, mở mắt, thở sâu, thở bình thường theo hướng dẫn của kỹ thuật viên.

 

12

Sử dụng chương trình đo điện não bằng Computer theo y lệnh để nhập thông số.

 

13

In kết quả ra giấy.

 

14

Tháo các điện cực, tháo mũ, vệ sinh các vị trí gắn điện cực trên người bệnh.

 

 

Thu don dụng cụ.

 

15

-        Vệ sinh điện cực bằng cồn 700

 

16

-        Thu dọn dụng cụ, dặn dò người bệnh, gửi kết quả đến phòng đọc.

 

 

                                          QUY TRÌNH NỘI SOI DẠ DÀY THỰC QUẢN

1. Chỉ định

- Soi cấp cứu:

Mục đích phát hiện vị trí, nguyên nhân gây chảy máu để điều trị ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên.

- Soi chương trình:

Chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ bệnh lý tiêu hóa trên: nuốt vướng, nuốt nghẹn, nuốt đau, ợ hơi, ợ chua, ăn khó tiêu, đau thượng vị, đầy hơi, xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu…

- Soi điều trị:

·                                 Cầm máu qua nội soi.

·                                 Lấy dị vật qua nội soi.

·                                 Sinh thiết làm test HP.

·                                 .

soida1

2. Chống chỉ định tuyệt đối:

·                                 Người trưởng thành tỉnh táo từ chối cuộc soi. (Khi được giải thích về mục đích, cách tiến hành và trấn an nhưng bệnh nhân kiên quyết từ chối cuộc soi). Bệnh nhân không hợp tác do rối loạn tâm thần.

·                                 Thủng đường tiêu hóa dù chỉ nghi.

·                                 Bỏng thực quản do hóa chất và thuốc gây hẹp thực quản.

·                                 Đang trong tình trạng shock

·                                 Phồng giãn động mạch chủ.

·                                 Suy tim.

·                                 Suy hô hấp.

·                                 Nhồi máu cơ tim mới.

·                                 Khó thở do bất cứ nguyên nhân gì.

·                                 Cổ trướng to, bụng chướng hơi nhiều.

·                                 Ho nhiều.

·                                 Gù vẹo cột sống.

3. Chống chỉ định tương đối

·                                 Cơn tăng huyết áp

·                                 Huyết động không ổn định

·                                 Nhồi máu cơ tim không ổn định.

·                                 Rối loạn nhịp tim.

·                                 Bệnh nhân quá già yếu và suy nhược.

·                                 Bệnh nhân tâm thần không phối hợp được.

·                                 Chảy máu lượng nhiều nghi dò động mạch tá tràng.

·                                 Trong vòng 10 ngày sau khâu nối ống tiêu hóa.

·                                 Túi thừa Zenker lớn có thể đi lạc vao túi thừa gây thủng.

·                                 Bệnh nhân đang mang thai.

Ghi chú: 1 bệnh nhân có thể chống chỉ định nhưng ta phải cân nhắc nhiều yếu tố có thể quyết định cho từng hoàn cảnh( Lợi ích nhận được khi soi, khả năng tai biến xảy ra, diễn tiến nếu ta không soi).

4. Chuẩn bị nội soi dạ dày

Chuẩn bị bệnh nhân.

·                                 Phải thăm khám bệnh nhân  kỹ.

·                                 Nội soi dạ dày gây mê phải khám tiền mê

·                                 Phải có giấy cam kết của bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân trước khi soi. Nội soi dạ dày nhất là nội soi dạ dày gây mê phải có người nhà theo cùng.

·                                 Bệnh nhân phải được giải thích kỹ về những lợi ích và tai biến của thủ thuật.

·                                 Bệnh nhân phải nhịn đói ít nhất 6h trước khi soi.

·                                 Nếu bệnh nhân có hẹp môn cần rửa dạ dày trước khi soi.

·                                 Thay quần áo soi cho bệnh nhân.

·                                 Tháo bỏ răng giả nếu có.

·                                 Giải thích thủ thuật cho bệnh nhân

Chuẩn bị thuốc.

·                                 Uống  simethicon trước khi soi để tránh tạo bọt dạ dày

·                                 Gây  tê họng  Xylocain 2% hoặc lidocain 10%

·                                 Thuốc chống shock adrenaline, bộ đặt nội khí quản, dịch truyền natriclorua 0,9%.

·                                 Có thể tiêm Buscopan hoặc an thần seduxen trước khi soi.

·                                 Thuốc cố định bệnh phẩm formal 10 %.

·                                 Thuốc thử test HP (nếu có)

·                                 Hệ thống oxy.

Chuẩn bị máy soi và dụng cụ nội soi.

·                                 Kiểm tra máy soi: ánh sang, hình ảnh, kênh bơm hơi nước, kênh sinh thiết, bộ phận điều khiển trái, phải, lên, xuống.

·                                 Kiểm tra rò rĩ máy,

·                                 Kiểm tra các dụng cụ: kìm sinh thiết, kim chích cầm máu, kìm gắp dị vật, máy hút..

Tiến hành cuộc nội soi

Chuẩn bị

·                                 Kiểm tra xem đúng bệnh nhân không.

·                                 Xem lại hồ sơ bệnh án (nếu có).

Tư thế và chuẩn bị bệnh nhân

·                                 Đặt đầu bệnh nhân trên cái gối mỏng.

·                                 Xịt xylocain hoặc lidocain  vào vùng hầu họng để gây tê tại chỗ.

·                                 Đặt bệnh nhân tư thế nằm nghiêng trái.

·                                 Đặt ống ngáng miệng cho bệnh nhân,

·                                 Gập đầu bệnh nhân cúi xuống.

Hướng dẫn bệnh nhân nằm tư thế thoải mái, hướng dẫn bệnh nhân thở bụng.

5. Quy trình thủ thuật

Nguyên tắc trong nội soi dạ dày: Không được đẩy máy soi khi không thấy đường, nếu nghi ngờ bơm hơi rút lùi ra.

Ghi chú: không nên kéo dài cuộc soi  > 10 phút, tránh các động tác thừa không nên lặp lại.

Để giảm khó chịu bệnh nhân: bơm hơi vừa đủ, hút hơi khi rút máy, không kéo dài cuộc soi 1 cách không cần thiết.

Sau khi soi xong rửa máy, khử trùng máy soi.

6. Biến chứng

Thủng:

·                                 50% thường xảy ra ở hầu, thực quản đoạn trên, xoang lê, yếu tố thuận lợi: bệnh nhân không hợp tác, khó vào thực quản hay những đoạn phải đi mù, do thay đổi  giải phẫu như túi thừa Zenker, hẹp thực quản, K thực quản, gai cột sống cổ. Điều trị phần lớn thường phải mổ.

·                                 Thủng 2/3 dưới thực quản: thường do sinh thiết thực quản bị viêm hay K, cắt K qua nội soi, các thủ thuật điều trị dãn tĩnh mạch thực quản.

·                                 Thủng dạ dày: thường cách tâm vị vài cm. Điều trị nếu thủng nhỏ chỉ cần hút dạ dày và kháng sinh liệu pháp, phải mổ ngay nếu thủng do ống soi hay forcep xuyên thành.

Tim :

·                                 Hầu hết nhẹ thoáng  qua gồm các dạng  rối loạn nhịp: nhanh xoang, ngoại tâm thu, rung nhĩ. Một số yếu tố làm tăng khả năng rối loạn nhịp: thiếu máu cơ tim, bệnh phổi mãn tính, lớn tuổi.

Phổi:

·                                 Giảm oxy máu

·                                 Viêm phổi hít thường xảy ra khi dạ dày còn nhiều dịch, thức ăn nhất là bệnh nhân có dùng an thần hay đang hôn mê.

Nhiễm trùng:

·                                 Vãng khuẩn khuyết: không có trường hợp nào tiến triển thành nhiễm khuẩn huyết trừ bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh lý van tim. Do đó chú ý kháng sinh dự phòng và khử trùng nội soi ở các bệnh nhân này. Chỉ định kháng sinh dự phòng  thủ thuật nong thực quản, chích xơ tĩnh mạch cho 2 đối tượng: suy giảm miễn dịch, bệnh lý van tim.

·                                 Lây truyền HBV, HCV, HIV rất hiếm và không đáng ngại.

·                                 Lây nhiễm cho nhân viên soi: hầu hết là do tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết.

Kẹt máy: ống nội soi kẹt nơi thoát vị hoành do kéo ra khi đang quặt ngược.

Biến chứng liên quan đến đến thuốc tiền mê, thuốc mê.

7. Theo dõi

·                                 Trong khi soi:, mạch, huyết áp.

 

                                    IX. QUY TRÌNH BỆNH NHÂN NHẬN KẾT QUẢ

 

1.     Xquang:

-         Điều dưỡng hành chính tiếp nhận phiếu khảo sát Xquang của bệnh nhân và phân loại phiếu khảo sát chụp Xquang (tim phổi, xoang, xương …) để hướng dẩn bệnh nhân đến Phòng chụp đúng với phiếu chỉ định của Bác sĩ.

-         Sau khi bệnh nhân được thực hiện các kỹ thuật Xquang xong, Kỹ thuật viên hướng dẩn bệnh nhân trở lại phía trước nơi nộp phiếu chờ nhận kết quả và hướng dẩn bệnh nhân đem kết quả trở về Bác sĩ  Khoa khám bệnh lúc ban đầu hoặc trở về Khoa đang nằm điều trị bệnh.

2.     Siêu âm:

-         Điều dưỡng hành chính tiếp nhận phiếu Siêu âm của bệnh nhân và phân loại phiếu khảo sát Siêu âm đúng từng vị trí số Phòng Siêu âm

-         Điều dưỡng nhận bệnh, sau đó sắp xếp theo thứ tự (ngoại trừ bệnh nhân cấp cứu) được thực hiện khảo sát xong, Điều dưỡng hướng dẫn Bệnh nhân đem kết quả trở về Bác sĩ  Khoa khám bệnh lúc ban đầu hoặc trở về Khoa đang nằm điều trị bệnh.

3.     Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân:

Giải thích cho bệnh nhân về nâng cao sức khỏe, nên đi khám sức khỏe định kỳ 06 tháng một lần bằng chụp Xquang tim phổi, Siêu âm bụng tổng quát và các xét nghiệm khác.

 

                                                                             KHOA CĐHA - TDCN  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                     QUY TRÌNH CHỤP X – QUANG

 

Quy trình 1. Chụp X quang đốt sống cổ C1 – C2

 

I. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện - Bác sỹ chuyên khoa - Kỹ thuật viên điện quang

 2. Phương tiện - Máy chụp X quang chuyên dụng - Phim, cát-xét, hệ thống lưu trữ 3. Người bệnh Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ,

4. Phiế u xét nghiệm Có phiếu chỉ định chụp X quang

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH – Đặt dọc phim trên bàn máy X quang, cố định bóng phim, chỉnh tia trung tâm vào giữa phim - Hướng dẫn người bệnh nằ m ngửa trên bàn máy, hai chân duỗi thẳng, hai tay xuôi theo cơ thể. Cổ duỗi sao cho đường nối 2 đỉnh mỏm chũm và bờ dưới răng cửa hàm trên vuông góc với phim. Nếu người bệnh ngồi hay đứng thì đầu và 2 vai tựa vào lưới lọc. Bảo người bệnh há miệng tối đa.

 - Chỉnh mặ t phẳng chính diện vuông góc với phim và vào giữa phim theo chiều dọc

 - Tia trung tâm - Bóng X quang chiếu th ng từ trên xuống dưới vuông góc với phim

 - Tia trung tâm khu trú vào điểm bờ dưới răng cửa hàm trên và song song với đường nối điểm này và đỉnh hai mỏm chũm vào giữa phim.

- Quan sát người bệnh qua kính, ấn núm phát tia X

 - Hướng dẫn người bệnh ra khỏi phòng chụp, rửa hoặc  in film, họ tên, vị trí T hoặc F trên máy tính

III. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

 - C1-C2 trong hốc miệng và vào giữa phim

 - Bờ dưới răng cửa hàm trên chồng lên đáy xương chẩm

 

Quy trình 2. Chụp X quang tư thế Schuller

 

I. CHUẨN BỊ

 1. Người thực hiện - Bác sỹ chuyên khoa - Kỹ thuật viên điện quang

2. Phương tiện - Máy chụp X quang chuyên dụng - Phim, cát-xét, hệ thống lưu trữ 3. Ngƣời bệnh Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc nếu có

 4. Phiế u xét nghiệm Có phiếu chỉ định chụp X quang

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH - Người bệnh nằ m ngửa, chếch về phía cần chụp, vai bên đối diện được kê cao – Mặt phẳng chính diện song song với phim, đầu hơi cúi để mặ t phẳng Virchow song song với bờ trên của phim, lỗ tai ở giữa phim - Tia trung tâm nằ m trong mặt phẳ ng qua lỗ tai, tia chiếu vào điểm cách lỗ tai bên đối diện 7 cm chếch xuống phía chân 25-30 độ và đi tới bên lỗ tai bên cần chụp. - Chụp 2 lần ở các thời điểm há miệng và ngậm miệng để khảo sát khớp thái dương hàm.

 V. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

 - Trung tâm của hình có một vết tròn sáng, đó là bóng chiếu của ống lỗ tai trong và ngoài. Phía sau có hình sáng của các tế bào chũm.

 - Lồi cầu xương hàm ở phía trước lỗ tai và chồng lên hình của xương đá.

 

 Quy trình 3. Chụp X quang phổi tư thế đỉnh phổi ưỡn

 

I. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện - Bác sỹ chuyên khoa - Kỹ thuật viên điện quang

2. Phương tiện - Máy chụp X quang chuyên dụng - Phim, cát-xét, hệ thống lưu trữ 3. Ngƣời bệnh Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặ p tóc nếu có

4. Phiế u xét nghiệm Có phiếu chỉ định chụp X quang

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Người bệnh Người bệnh đứng thẳng, lưng dựa vào cát-xét, ưỡn ngực - Tia X trung tâm chếch lên < 30 độ vào góc giữa cán - thân xương ức. Độ chếch tùy thuộc độ ưỡn của người bệnh. - Người bệnh phải hít vào sâu (tăng thể tích phổi thăm khám), nín thở  - Có thế chắn tia X vùng nửa người dưới b ng tấm chắn ho c váy chì. - Nếu chụp tư thế sau – trước, người bệnháp ngực vào cát-xét, tia X trung tâm chếch từ sau ra trước, xuống dưới 30 độ vào mấu gai C7

III. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

 - Thấy được đỉnh phổi nằm dưới các xương đòn. Xương bả vai nằm ngoài hai trường phổi.

 - Cân xứng: đầu trong của hai xương đòn đối xứng nhau qua đường giữa (đường liên gai sau các đốt sống).

 

Quy trình 4. Chụp X quang thực quản dạ

 

I. CHUẨN BỊ

1. Ngƣời thực hiện: Bác sỹ chuyên khoa; Kỹ thuật viên điện quang

 2. Phương tiện :Máy chụp X quang; Phim, cát-xét, hệ thống lưu trữ

 3. Vật tư tiêu hao

 - Thuốc đối quang đường uống (Barýt ho c Micropaque, Gastrographine)

 - Hơi: Để tăng cường độ rõ nét, chẩn đoán được các tổn thương bề mặt đa số các kỹ thuật được chụp đối quang kép, tức là xử dụng dịch treo Barýt tráng lớp mỏng, sau đó cho bơm thêm hơi vào dạ dày để tạo đối quang tốt hơn.

 - Các thuốc giảm nhu động, giảm trương lực.

 - Thuốc tăng nhu động.

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Cho ngƣời bệnh uống thuốc đối quang dạ dày

2. Tién hành chụp

 - Khám dạ dày cũng như thực quản cần đánh giá chức năng động, lưu thông qua thực quản. Hình thái thực quản gồm bờ, niêm mạc.

 - Chụp phim hàng loạt (hai hoặc ba) trên cùng một tư thế, đồng thời chụp nhiều tư thế khác nhau, là điều quan trọng trong việc đánh giá chức năng của từng vùng. - Chụp niêm mạc

 - Người bệnh n m ngửa và chếch nhẹ trước trái: nuốt 60ml Barýt. Bàn hơi dốc, thuốc Barýt trải ở mặt sau

. - Xoay người bệnh qua tư thế chếch sau phải, xoay qua xoay lại để thuốc bám vào niêm mạc măt trước. - Chụp 2 phim: một m t trước, một mặt sau.

 - Chụp đầy thuốc - Bàn đứng, cho người bệnh uống 150 – 200ml: chụp 2 phim trong khi người bệnh nuốt, lấy đoạn nối thực quản, tâm vị, túi phình ở tư thế chếch trước phải. Khi dạ dày đầy thuốc, chụp một phim th ng, chếch trước phải và một phim nghiêng 24x30cm

. - Chuyển bàn nằm ngang, người bệnh n m ngửa, chụp một phim 24x30cm

. - Người bệnh nằm sấp và chếch trước phải để tách khung tá tràng khỏi hành tá tràng. Chụp sêri 4 ảnh trên phim 30x40cm. Với hệ thống kỹ thuật số có thể thu nhỏ hơn cỡ 18x24 cm, ho c 35x43 cm chia 4 hình. Chụp để tìm trào ngược thực quản, chụp ép khi cần thiết.

 - Chụp đối quang kép: Gồm có 2 thì chính:

 - N m ngửa chụp m t sau. – Nằm sấp chụp mặtt trước. 48 - Tiêm 3 ống 5mg Tiémonium, người bệnh uống 15ml nước, sau đó uống thêm 70ml Barýt

. - Bàn đứng, chụp một phim sau khi nuốt để chụp tâm vị thực quản. - Bàn nằm, người bệnh n m tư thế chếch sau phải, xoay hoàn toàn, chụp một phim n m ngửa. Xoay sang tư thế chếch sau phải, chụp phim khu trú vào hành tá tràng và tá tràng. III. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

 - Hiện hình rõ các cấu trúc giải phẫu của thực quản và dạ dày

 - Hiển thị được tổn thương (nếu có)

 

Quy trình 5. Chụp X quang đại tràng

 

I. CHUẨN BỊ

1. Ngƣời thực hiện - Bác sỹ chuyên khoa - Kỹ thuật viên điện quang

2. Phương tiện - Máy chụp X quang - Phim, cát – xét, hệ thống lưu trữ

 3. Vật tư tiêu hao - Thuốc đối quang nhóm Barýt pha loãng 30-40%. Thuốc đối quang i-ốt tan trong nước được sử dụng cho các trường hợp cấp cứu ổ bụng vì lý do có thể được dẫn lưu trong vòng vài giờ. Tuy nhiên vì tính chất ưu trương, kém bám dính, giá thành đắt cho nên hạn chế xử dụng. - Thuốc tăng giảm nhu động đại tràng - Thuốc tăng nhu động đại tràng

 4. Người bệnh - Chế độ ăn không gây tồn đọng trước 2 ngày, không ăn các loại thức ăn nhiều xơ bã và lên men. - Dùng thuốc nhuận tràng trong 2 ngày trước, như Magné Sulfate (7,5g), Dulcolax, Bodolaxin, Peristatine (2 viên/ ngày)…

 - Thụt tháo đại tràng với 1,5 – 2 lít nước ấm đưa vào từ từ đ t ở độ cao 40cm và giữ trong vòng 10 phút; làm 2 lần cách nhau vài giờ ho c sau 12 giờ, trước khi chụp. 5. Phiếu xét nghiệm Có phiếu chỉ định chụp X quang

II. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH

1. Bơm thuốc Chụp một phim bụng không chuẩn bị tư thế n m ngửa, sau đó chuẩn bị một bốc barýt ấm đ t cao hơn 40cm so với mặt bàn, luồn canuyn có nhánh vào hậu môn. Cho barýt vào dần, cần theo dõi dưới tăng sáng truyền hình, để tìm tư thế thích hợp, giảm thiểu phim chụp, giảm liều nhiễm xạ cho cả thầy thuốc và người bệnh.

2. Tiến hành kỹ thuật chụp

 - Các phim chụp có 3 thì như sau

 Chụp đầy thuốc để đánh giá trương lực đại tràng.

 Chụp vơi thuốc sau khi đi ngoài để xem niêm mạc.

 Bơm hơi để tạo đối quang kép, xem niêm mạc, thành đại tràng.

 - Để đánh giá từng đoạn ta có các tư thế sau Đoạn đại tràng theo Cỡ phim

III. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ - Hiện hình rõ và đầy đủ các cấu trúc giải phẫu của khung đại trực tràng - Hiển thị được tổn thương (nếu có)

 

Quy trình 6. Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV

 

I. CHUẨN BỊ

 1. Ngƣời thực hiện - Bác sỹ chuyên khoa - Kỹ thuật viên điện quang

2. Phƣơng tiện - Máy chụp X quang tăng sáng truyền hình - Phim, cát-xét, hệ thống lưu trữ hình ảnh

3. Vật tư tiêu hao - Bơm tiêm 20ml - Kim tiêm 18-20G - Thuốc đối quang i-ốt tan trong nước - Thuốc sát khuẩn ngoài da - Nước cất ho c nước muối sinh lý - Bộ khay quả đậu, kẹp phẫu thuật. - Bông, gạc phẫu thuật. - Bộ ép niệu quản - Bô tiểu tiện nam ho c nữ - Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.

 4. Ngƣời bệnh

 - Trước khi hẹn chụp niệu đồ tĩnh mạch phải hỏi người bệnh, xem bệnh án để: tìm tiền sử dị ứng, xem có chống chỉ định không, tìm một bệnh lý nào đó đòi hỏi phải có sự chuẩn bị người bệnh đ c biệt.

- Nếu là phụ nữ ở thời kỳ sinh sản, cần bảo đảm người bệnh không mang  HCG.bthai, nếu nghi ngờ phải hoãn xét nghiệm và định lượng

 - Ba ngày trước khi thăm khám, không dùng các loại thuốc có chất gây cản quang. - Hai lần tiêm thuốc đối quang mạch máu cách nhau ít nhất 5 ngày

. - Chế độ ăn: Không có chất bã, uống thuốc nhuận tràng nhẹ, kiêng uống nước sinh hơi và thức ăn nhiều chất bột 2 ngày trước xét nghiệm

. - Thụt tháo phân chiều hôm trước và sáng hôm sau trước khi chụp niệu đồ tĩnh mạch. Thụt tháo phân thường làm tăng thêm hơi trong ruột

. - Ngay trước khi xét nghiệm: chuẩn bị tâm lý cho người bệnh, bảo bệnh đi tiểu trước khi lên bàn X quang.

 - Nhịn ăn uống : 4 giờ trước khi tiêm thuốc đối quang mạch máu, tránh ăn thức ăn đ c, có thể uống nước < 50 ml

. 5. Có thể chia 3 loại ngƣời bệnh

 - Người bệnh có tiền sử phản ứng n ng với thuốc đối quang, người bệnh có yếu tố nguy cơ, người bệnh không có yếu tố nguy cơ đ c biệt được biết

. - Tiền sử phản ứng n ng với thuốc đối quang

- Nếu được nên tránh tiêm thuốc đối quang một lần nữa, do vậy hết sức cân nhắc chỉ định trong trường hợp này

. - Tiến hành tại bệnh viện (có đủ phương tiện hồi sức).

 - Dùng thuốc đối quang không ion, độ thẩm thấu thấp. - Thuốc dự phòng: theo phác đồ chống sốc của Bộ y tế.

- Nhiều tác giả dự phòng 3 ngày trước xét nghiệm: - Kháng histamine (anti H1): Clarityne, Polaramine. - Corticoides: Célestène uống ho c tiêm tĩnh mạch, Médrol, Hydrocortancyl - Chống lo lắng: Atarax, Xanax, Hypnovel - Người bệnh có yếu tố nguy cơ - Đó là các người bệnh: có tiền sử dị ứng, tuổi cao (>60 tuổi), bệnh tim mạch n ng, suy thận, tiểu đường, bệnh đa u tủy xương (Kahler), đang  bloquants), tâm trạng lo lắng.bdùng chẹn bê-ta ( - Dùng thuốc đối quang không ion độ thẩm thấu thấp. Thuốc dự phòng. 75 5.1. Một số trường hợp chuẩn bị đ c biệt - Người bệnh đang điều trị thuốc chẹn bê-ta: Không ngưng dùng thuốc; Tăng cường theo dõi; Dự phòng như nhóm nguy cơ. - Người bệnh bị bệnh đa u tủy xương (Kahler): Kiềm hoá nước tiểu (Foncitril) - Người bệnh bị bệnh tiểu đường: Ngưng điều trị 2 ngày trước và 2 ngày sau xét nghiệm (tránh nguy cơ suy thận và axit máu).

6. Phi u xét nghiệm Cần làm trước khi chụp niệu đồ tĩnh mạch: Xét nghiệm créatinine máu. Phim bụng không chuẩn bị.

 III. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH

1. Phim hệ ti t niệu không chuẩn bị

 2. Chọc kim tĩnh mạch - Chọc kim vào tĩnh mạch nào đều được, thông thường ở nếp khu u tay, tránh các tĩnh mạch mu bàn tay hay mu bàn chân dễ gây thoát thuốc đối quang. - Nên dùng kim luồn 18-21G ho c kim bướm để tiện lưu kim trong và sau khi thăm khám. - Cố định kim vào da b ng băng dính để lưu kim trong thời gian xét nghiệm.

 3. Tiêm thuốc đối quang - Bác sỹ chẩn đoán hình ảnh phải giám sát tiêm tĩnh mạch. - Cho người bệnh biết trước cảm giác nóng tạm thời (20-30 giây). - Làm ấm thuốc đối quang (32-350C). - Liều lượng: 1ml/1 kg cân n ng, không quá 2ml/kg cân n ng. Tốc độ tiêm 5-6 ml/giây.

 4. Các phim chụp Một số nguyên tắc - Ít phim nhưng nhiều thông tin. - Không có qui trình chuẩn cho mọi xét nghiệm niệu đồ tĩnh mạch, mà chỉ có sơ đồ tổng quát. 76 - Chỉ định lâm sàng s định hướng kỹ thuật và các phim chụp, nhưng BS chẩn đoán hình ảnh phải xem kết quả sau mỗi phim chụp để thay đổi kỹ thuật, thích ứng với từng trường hợp cụ thể.

 5. Sơ đồ tổng quát ti n trình chụp phim, đối với chức năng thận bình thƣờng - Phim 5 phút (3 phút đối với thuốc độ thẩm thấu cao, tính lúc bắt đầu tiêm) đánh giá chức năng bài tiết; 1-2 phim tiếp trong 15 phút đầu xem đài bể thận, niệu quản bình thường và thấy bàng quang gần đầy thuốc đối quang. - 30 phút rút kim, cho phép đi ăn và uống 2-3 cốc nước - Nếu cần khảo sát bàng quang niệu đạo: Nhịn tiểu, sau 2-3 giờ lúc bàng quang căng tiểu, quay lại phòng chụp - Chụp thì trước đi tiểu, phim th ng toàn bộ và đôi khi chếch bàng quang. - Chụp thì sau đi tiểu ngay sau khi cho người bệnh đi tiểu hết ở nhà vệ sinh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ - Chức năng bài tiết, chức năng bài xuất. - Hình thái đài, bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. - Hình ảnh bất thường đường dẫn niệu gồm giãn, hẹp, tắc, hình lồi, hình khuyết, đè ép.

 V. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

 1. Tai biến liên quan thuốc đối quang 78 - Xử trí tai biến do thuốc đối quang: xem thêm quy trình Chẩn đoán và xử trí tai biến thuốc đối quang.

2. Tai biến không liên quan thuốc đối quang, vai trò của sự lo lắng

- Cường phế vị: Atropine tiêm tĩnh mạch

 - Co giật: Gardenal hay valium tiêm tĩnh mạch

 - Cơn co thắt cơ (tétanie): Calcibronat 0.5g/ống 5ml, tiêm tĩnh mạch chậm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                         CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH CHẨN ĐOÁN

Quy trình 1. Chụp CLVT sọ não không tiêm thuốc đối quang

I. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện - Bác sỹ chuyên khoa - Kỹ thuật viên điện quang

 2. Phương tiện - Máy chụp CLVT - Phim, cát-xét, hệ thống lưu trữ hình ảnh 3. Ngƣời bệnh - Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp với thầy thuốc. - Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặ tóc nếu có

 4. Phiếu xét nghiệm Có phiếu chỉ định chụp CLVT

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Đặt người bệnh

 - Người bệnh được nằm ngửa trên bàn chụp, đầu vào trước

 - Di chuyển bàn chụp vào trong máy với định vị tia sáng cho vùng thăm khám

. 2. Kỹ thuật chụp

 - Chụp định vị

- Đặt chương trình chụp sọ não theo hai trình trên lều và dưới lều (độ dày trên lều 7-8mm, dưới lều 2-3mm)

 - Tiến hành cho phát tia và XỬ TRÍ hình ảnh thu được trên màn hình trạm làm việc, lựa chọn các ảnh cần thiết bộc lộ bệnh lý để in phim. - Bác sỹ đọc tổn thương, mô tả trên máy tính kết nối nội bộ và in kết quả.

 III. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

 - Các lớp cắt cân xứng

 - Độ tương phản hình ảnh tốt, phù hợp : phân biệt được chất trắng, chất xám - Hiển thị được các thay đổi bất thường về t trọng, hình thái của não, màng não, xương, xoang và phần mềm

 IV. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

 - Sợ hãi, kích động: động viên, an ủi người bệnh

 - Quá lo lắng, sợ hãi: có thể cho thuốc an thần với sự theo dõi của bác sỹ gây mê.

 Quy trình 2. Chụp CLVT sọ não có tiêm thuốc đối quang.

 

I. CHUẨN BỊ

1. Ngừời thực hiện - Bác sỹ chuyên khoa - Kỹ thuật viên điện quang

2. Phương tiện - Máy chụp CLVT - Phim, cát-xét, hệ thống lưu trữ hình ảnh 100

 3. Vật tư y tế

 - Bơm tiêm 10; 20ml

 - Kim tiêm luồn 18-21G

 - Thuốc đối quang i-ốt tan trong nước

 - Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc

 - Nước cất ho c nước muối sinh lý

- Găng tay, mũ, khẩu trang phẫu thuật - Bộ khay quả đậu, kẹp phẫu thuật.

 - Bông, gạc phẫu thuật.

 - Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.

 4. Người bệnh

 - Người bệnh được giải thích về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc. - Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc nếu có

 - Cần nhịn ăn, uống trước 4giờ. Có thể uống không quá 50ml nước

. - Người bệnh quá kích thích, không n m yên: Cần cho thuốc an thần…

 5. Phiếu xét nghiệm Có phiếu chỉ định chụp CLVT

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

 1. Đặt người bệnh

 - Người bệnh được n m ngửa trên bàn chụp

 - Di chuyển bàn chụp vào trong máy với định vị tia sáng cho vùng thăm khám

. 2. Kỹ thuật

 - Chụp định vị

 - Đặt chương chình chụp sọ não theo hai trình trên lều và dưới lều (độ dày trên lều 7-8mm, dưới lều 2-3mm). Xem xét tổn thương để quyết định tiêm thuốc. - Đ t trường chụp bao trùm toàn bộ nhu mô não. - Tiến hành tiêm thuốc đối quang tĩnh mạch b ng tay ho c b ng máy, liều lượng thông thường 1-1.5ml/kg cân n ng. 101 - Tiến hành cho phát tia X và XỬ TRÍ hình ảnh thu được trên màn hình trạm làm việc, lựa chọn các ảnh cần thiết bộc lộ bệnh lý để in phim. - Bác sỹ đọc tổn thương, mô tả trên máy tính kết nối nội bộ và in kết quả.

III. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

 - Các lớp cắt cân xứng

- Độ tương phản hình ảnh tốt, phù hợp : phân biệt được chất trắng, chất xám

 - Hiển thị được các thay đổi bất thường về t trọng, hình thái của não, màng não, xương, xoang và phần mềm trước và sau tiêm thuốc đối quang

IV. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

 - Sợ hãi, kích động: động viên, an ủi người bệnh

- Xử trí tai biến thuốc đối quang: xem thêm quy trình Chẩn đoán và xử trí tai biến thuốc đối quang

 

 

Quy trình 3. Chụp CLVT hàm-mặt không tiêm thuốc đối quang

 

I. CHUẨN BỊ

 1. Ngƣời thực hiệ

n - Bác sỹ chuyên khoa

 - Kỹ thuật viên điện quang

 2. Phương tiện

 - Máy chụp CLVT

 - Phim, cát-xét, hệ thống lưu trữ hình ảnh

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc

. - Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc nếu có

 - Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: cần cho thuốc an thần…

4. Phiếu xét nghiệm Có phiếu chỉ định chụp CLVT

II. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH

Chụp theo hai hướng cắt ngang và đứng ngang.và tái tạo lại theo hướng đứng ngang và các hướng

. 1. Hướng cắt ngang.

 - Người bệnhn m ngửa

 - Thực hiện chụp định vị

 - Mặt phẳng cắt song song với khẩu cái cứng

 - Từ nền sọ tới xương móng

 - Độ dày lớp cắt 3mm.

 - Bước nhảy bằng với độ dày lớp cắt, nên cắt xoắn ốc

. 2. Hƣớng cắt đứng ngang

 - Người bệnhn m ngửa đầu ngửa tối đa ho c n m sấp đầu ngửa tối đa

 - Thực hiện chụp định vị

 - Mặt ph ng cắt vuông góc với m t ph ng cắt ngang

 - Từ chóp mũi cho tới gai sau cột sống cổ

- Độ dày lớp cắt 3mm.

 - Bước nhảy b ng với độ dày lớp cắt, nên cắt xoắn ốc.

 3. In phim In phim theo cả hai hướng cắt ngang và đứng ngang, theo cả cửa sổ xương và cửa sổ phần mềm.

III. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

 - Mô tả tổn thương: Vị trí tổn thương, cấu trúc tổn thương, kích thước, sự lan rộng của tổn thương…

 - Đối chiếu hình ảnh cắt lớp vi tính và lâm sang

 - Đưa ra các định hướng chẩn đoán. Đồng thời có thể đề nghị các thăm khám khác phối hợp

IV. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

 - Trẻ em có thể không hợp tác trong quá trình chụp: khóc, cử động. Có thể chụp lúc ngủ, dùng thuốc an thần

- Trong nhiều trường hợp người bệnhkhông thể ngửa được để chụp lớp cắt đứng ngang, có thể tái tạo từ hướng cắt ngang, trong trường hợp này thì nên chụp cắt ngang xoắn ốc lớp mỏng nhất có thể, để tái tạo được hình ảnh tốt nhất

 . Quy trình4. Chụp CLVT hàm-mặt có tiêm thuốc đối quang

 I. CHUẨN BỊ

 1. Người thực hiện

 - Bác sỹ chuyên khoa

- Kỹ thuật viên điện quang

2. Phương tiện

 - Máy chụp CLVT

 - Máy bơm điện

 - Phim, cát-xét, hệ thống lưu trữ hình ảnh

 3. Vật tư y tế

 - Bơm tiêm 10; 20ml

 - Bơm tiêm của máy bơm điện - Kim tiêm 18-20G

 - Thuốc đối quang i-ốt tan trong nước

 - Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc - Nước cất ho c nước muối sinh lý

 - Găng tay, mũ, khẩu trang phẫu thuật

 - Bộ khay quả đậu, kẹp phẫu thuật.

 - Bông, gạc phẫu thuật

. - Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.

 4. Người bệnh

 - Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc

. - Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc nếu có

 - Cần nhịn ăn, uống trước 4giờ. Có thể uống không quá 50ml nước

. - Người bệnh quá kích thích, không n m yên: cần cho thuốc an thần…

 5. Phiếu xét nghiệm - Có phiếu chỉ định chụp CLVT

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Chụp theo hai hướng cắt ngang và đứng ngang.

1. Hƣớng cắt ngang

. - Người bệnh nằ m ngửa

 - Thực hiện chụp định vị

 - Mặt phẳng cắt song song với khẩu cái cứng

 - Từ nền sọ tới xương móng - Độ dày lớp cắt 3mm.

- Bước nhảy bằng với độ dày lớp cắt, nên cắt xoắn ốc.

 

 2. Hướng cắt đứng ngang

- Người bệnh nằm ngửa đầu ngửa tối đa hoặc nằm sấp đầu ngửa tối đa

 - Thực hiện chụp định vị

 - Mặt phẳng cắt vuông góc với mặtt phẳng cắt ngang

 - Từ chóp mũi cho tới gai sau cột sống cổ

 - Độ dày lớp cắt 3mm.

 - Bước nhảy bằng với độ dày lớp cắt, nên cắt xoắn ốc.

 3. Hướng cắt ngang sau tiêm thuốc đối quang

 - Chương trình chụp tương tự không tiêm thuốc đối quang

 - Tiêm thuốc đối quang có i-ốt

4. In phim In phim theo cả hai hướng cắt ngang và đứng ngang, thì trước và sau tiêm thuốc đối quang, theo cửa sổ xương và cửa sổ phần mềm

 IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

 - Mô tả tổn thương: Vị trí tổn thương, cấu trúc tổn thương, kích thước, sự lan rộng của tổn thương, đ c điểm ngấm thuốc đối quang.

 - Đối chiếu hình ảnh cắt lớp vi tính và lâm sàng - Đưa ra các định hướng chẩn đoán. Đồng thời có thể đề nghị các thăm khám khác phối hợp.

 VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ: Như Chụp CLVT có tiêm thuốc.

 Quy trình 5. Chụp CLVT phổi độ phân giải cao

 I. CHUẨN BỊ

 1. Người thực hiện

 - Bác sỹ chuyên khoa

- Kỹ thuật viên điện quang

2. Phương tiện

 - Máy chụp CLVT

 - Phim, cát – xét, hệ thống lưu trữ hình ảnh

 3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp với thầy thuốc.

 - Tháo bỏ vòng cổ, áo ngực nếu có

 - Cần nhịn ăn chất đặc, nên uống sữa hoặc nước hoa quả với thể tích không quá 100ml

. - Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: Cần cho thuốc an thần…

4. Phiếu xét nghiệm Có phiếu chỉ định chụp CLVT

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Đ ặt người bệnh n m ngửa, hai tay giơ cao qua đầu, hướng dẫn người bệnh hít vào, nín thở nhiều lần với mức độ giống nhau để có được đúng các lớp cắt liên tiếp - Chụp định vị (scout view) lấy toàn bộ lồng ngực từ nền cổ đến hết cơ hoành. - Chụp các lớp cắt liên tiếp không xoắn ốc ho c có xoắn ốc, từ đỉnh phổi đến hết góc sườn hoành, độ dày lớp cắt 1-2mm, bước chuyển bàn 10 -15mm. - Không tiêm thuốc đối quang i-ốt. - FOV : tu thuộc vào kích thước, độ dày của người bệnh, 32-40 - Đ t cửa sô trung thất: WL = 35, WW = 400 - Đ t cửa sổ nhu mô : WL = - 600 đến - 800, WW = 900 - 1200 - In phim ho c chuyển ảnh sang trạm làm việc (trạm làm việc) của bác sỹ

 V. TAI BIẾN VÀ XỬ TR Kỹ thuật này không có tai biến

 

Quy trình 6. Chụp CLVT tầng trên ổ bụng thường

 

I. CHUẨN BỊ

 1. Ngƣời thực hiện

 - Bác sỹ chuyên khoa

 - Kỹ thuật viên điện quang

2. Phƣơng tiện

 - Máy chụp CLVT

 - Máy bơm điện chuyên dụng

 - Phim, cát – xét, hệ thống lưu trữ hình ảnh

3. Vật tư y tế

 - Bơm tiêm 10; 20ml

 - Bơm tiêm dành cho máy bơm điện

 - Kim tiêm 18-20G - Thuốc đối quang I-ốt tan trong nước

 - Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạ

c - Nước cất hoặc nước muối sinh lý

 - Găng tay, mũ, khẩu trang phẫu thuật

- Bộ khay quả đậu, kẹp phẫu thuật.

 - Bông, gạc phẫu thuật.

- Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.

 4. Người bệnh

 - Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp với thầy thuốc.

 - Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc nếu có

 - Cần nhịn ăn, uống trước 4giờ. Có thể uống không quá 50ml nước.

 - Người bệnh quá kích thích, không nằ m yên: Cần cho thuốc an thần…

 5. Phiế u xét nghiệm Có phiếu chỉ định chụp CLVT

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

 1. Kỹ thuật thăm khám

 - Đ ặt người bệnh năm ngửa, hai tay giơ lên đầu để tránh nhiễu ảnh

 - Tháo bỏ dị vật băng kim loại, bộc lộ vùng thăm khám

- Hướng dẫn người bệnh nhịn thở để tránh các nhiễu ảnh do di động khi thở, - Chụp CLVT trước và sau tiêm thuốc đối quang i-ốt tĩnh mạch với các lớp cắt ngang ở tầng trên ổ bụng; bề dày lớp cắt 5-8 mm

 - Thuốc đối quang i-ốt được dùng là loại tan trong nước, với liều từ 1.5-2 ml/kg cân n ng.

 - Kỹ thuật tiêm thuốc đối quang i-ốt: tiêm nhanh, tốc độ tiêm tối thiểu 3ml/giây, Nếu bơm máy nên để tốc độ tiêm đạt 4-5 ml/giây. Tốt nhất là sử dụng máy bơm thuốc để có thể kiểm soát chính xác các thì động mạch và tĩnh mạch sau tiêm

 - Thay đổi trường nhìn (FOV) tùy theo độ lớn của mỗi cá thể cho phù hợp

 - Thay đổi độ rộng của cửa sổ để đánh giá được toàn bộ mô mềm, khí, mỡ và xương.

2. Tiế n trình thăm khám

- Chụp các lớp cắt trước tiêm thuốc đối quang i-ốt với mục đích: bước đầu định vị tổn thương để thực hiện các lớp cắt sau tiêm. Đo tỷ trọng vùng nghi ngờ tổn thương để đánh giá xem tổn thương có chứa thành phần mỡ hay không, có vôi hóa ho c chảy máu hay không; đồng thời giúp so sánh với t trọng của tổn thương sau tiêm thuốc đẻ đánh giá mức độ ngấm thuốc của tổn thương là ít hay nhiề

u - Các lớp cắt ở thì động mạch được thực hiện ở giây thứ 25-30 tính từ lúc bắt đầu tiêm thuốc: đánh giá mức độ giàu mạch của tổn thương u; tình trạng rối loạn tưới máu trong nhu mô các tạng đ c; tình trạng hiện hình tĩnh mạch dẫn lưu sớm trong bệnh cảnh dị dạng thông động-tĩnh mạch; tình trạng thoát thuốc ra ngoài lòng mạch trong trường hợp chảy máu thể hoạt động do chấn thương tạng…

 - Các lớp cắt ở thì tĩnh mạch được thực hiện ở giây thứ 60-70 tính từ thời điểm bắt đầu tiêm thuốc: đánh giá tình trạng thải thuốc nhanh hay chậm của các tổn thương u; bộc lộ rõ các tổn thương dạng như các ổ đụng dập ho c đường vỡ trong các tạng trong bệnh cảnh chấn thương - Các lớp cắt ở thì muộn được thực hiện sau 5-7 phút tùy từng trường hợp cụ thể, ch ng hạn như các u bắt thuốc ít ở thì động mạch và tĩnh mạch…

IV.NHẬN ĐỊNHKẾT QUẢ

 - Đánh giá sơ bộ xem kỹ thuật thực hiện có đúng các thì động mạch, tĩnh mạch

 - Số lượng thuốc đối quang i-ốt sử dụng có phù hợp

 - Các ảnh thu được có đảm bảo chất lượng cho chẩn đoán: hình nhiễu ảnh

V. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ Tai biến liên quang đến thuốc đối quang i-ốt: xem thêm quy trình Chẩn đoán và xử trí tai biến thuốc đối quang

 

. Quy trình 8. Chụp CLVT bụng-tiểu khung thường quy

 

I. CHUẨN BỊ

 1. Ngƣời thực hiện

 - Bác sỹ chuyên khoa

 - Kỹ thuật viên điện quang

2. Phương tiện

 - Máy chụp CLVT

 - Máy bơm điện chuyên dụng

 - Phim, cát – xét, hệ thống lưu trữ hình ảnh

3. Vật tư y tế

 - Bơm tiêm 10; 20ml

 - Bơm tiêm dành cho máy bơm điện

 - Kim tiêm 18-20G - Thuốc đối quang I-ốt tan trong nước

- Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc - Nước cất ho c nước muối sinh l

ý - Găng tay, mũ, khẩu trang phẫu thuật

 - Bộ khay quả đậu, kẹp phẫu thuật

. - Bông, gạc phẫu thuật.

- Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.

 4. Người bệnh

 - Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp với thầy thuốc.

 - Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ

 - Cần nhịn ăn chất đặc, nên uống sữa ho c nước hoa quả với thể tích không quá 100ml.

 - Người bệnh quá kích thích, không nằ m yên: Cần cho thuốc an thần…

5. Phiế u xét nghiệm Có phiếu chỉ định chụp CLVT

III. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH

1. Kỹ thuật thăm khám

 – Đặt người bệnh năm ngửa, hai tay giơ lên đầu để tránh nhiễu ảnh

 - Tháo bỏ dị vật băng kim loại, bộc lộ vùng thăm khám - Hướng dẫn người bệnh nhịn thở để tránh các nhiễu ảnh do di động khi thở,

 - Chụp CLVT trước và sau tiêm thuốc đối quang i-ốt tĩnh mạch với các lớp cắt ngang trên toàn bộ bụng-tiểu khung từ vòm hoành tới khớp mu, bề dày lớp cắt 5-8 mm. Các lớp cắt mỏng 3 mm tập trung vào các tổn thương nhỏ

 - Thuốc đối quang i-ốt được dùng là loại tan trong nước với liều 1.5-2 ml/kg cân

nặ ng

 - Kỹ thuật tiêm thuốc đối quang i-ốt: tiêm nhanh, tốc độ tiêm tối thiểu 3ml/giây. Tốt nhất là sử dụng máy bơm thuốc để có thể kiểm soát chính xác các thì động mạch và tĩnh mạch sau tiêm, tốc độ tiêm nên đạt từ 4-5 ml/giây

 - Thay đổi trường nhìn tùy theo độ lớn của mỗi cá thể cho phù hợp

 - Thay đổi độ rộng của cửa sổ để đánh giá được toàn bộ mô mềm, khí, mỡ và xương

2. Tiến trình thăm khám

 - Chụp các lớp cắt trước tiêm thuốc đối quang i-ốt với mục đích: bước đầu định vị tổn thương để thực hiện các lớp cắt sau tiêm. Đo t trọng vùng nghi ngờ tổn thương để đánh giá xem tổn thương có chứa thành phần mỡ hay không, có vôi hóa ho c chảy máu hay không; đồng thời giúp so sánh với t trọng của tổn thương sau tiêm thuốc đẻ đánh giá mức độ ngấm thuốc của tổn thương là ít hay nhiều. Đo t trọng của các cấu trúc dịch trong ổ bụng xem đó là dịch đơn thuần hay có t trọng cao dạng nhiễm trùng, chảy máu. Đánh giá tình trạng thoát thuốc đối quang i-ốt tự nhiên từ lòng ống tiêu hóa ra khoang phúc mạc và khoang sau phúc mạc

 - Các lớp cắt ở thì động mạch được thực hiện ở giây thứ 25-30 tính từ lúc bắt đàu tiêm thuốc: đánh giá mức độ giàu mạch của tổn thương u; tình trạng rối loạn tưới máu trong nhu mô các tạng đ c; tình trạng hiện hình tĩnh mạch dẫn lưu sớm trong bệnh cảnh dị dạng thông động-tĩnh mạch; các ổ dị dạng mạch ở thành ống tiêu hóa trong bệnh cảnh xuất huyết tiêu hóa; tình trạng thoát thuốc ra ngoài lòng mạch trong trường hợp chảy máu thể hoạt động do chấn thương tạng…

- Các lớp cắt ở thì tĩnh mạch được thực hiện ở giây thứ 60-70 tính từ lúc bắt đàu tiêm thuốc: đánh giá tình trạng thải thuốc nhanh hay chậm của các tổn thương u; bộc lộ rõ các tổn thương dạng như các ổ đụng dập ho c đường vỡ trong các tạng trong bệnh cảnh chấn thương - Các lớp cắt ở thì muộn được thược hiện sau 5-7 phút tùy từng trường hợp cụ thể, ch ng hạn như các u bắt thuốc ít ở thì động mạch và tĩnh mạch…

IV. NHẬN ĐỊNHKẾT QUẢ

 - Đánh giá sơ bộ xem kỹ thuật thực hiện có đúng các thì động mạch, tĩnh mạch.

 - Số lượng thuốc đối quang i-ốt sử dụng có phù hợp

- Các ảnh thu được có đảm bảo chất lượng cho chẩn đoán: hình nhiễu ảnh

V. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Í - Một số sai sót có thể phải thực hiện lại kỹ thuật như: người bệnh không giữ bất động trong quá trình chụp phim, không bộc lộ rõ nét hình ảnh…

 - Tai biến liên quang đến thuốc đối quang i-ốt: xem thêm quy trình Chẩn đoán và xử trí tai biến thuốc đối quang

. Quy trình 9. Chụp CLVT tiểu khung thường quy

I. CHUẨN BỊ

 1. Ngƣời thực hiện

 - Bác sỹ chuyên khoa

- Kỹ thuật viên điện quang

2. Phƣơng tiện

 - Máy chụp CLVT

- Máy bơm điện chuyên dụng

 - Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh

 3. Vật tư y tế

- Bơm tiêm 10; 20ml

l - Bơm tiêm dành cho máy bơm điện

 - Kim tiêm 18-20G

 - Thuốc đối quang I-ốt tan trong nước

- Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc

- Nước cất hoặ c nước muối sinh lý

 - Găng tay, mũ, khẩu trang phẫu thuật

 - Bộ khay quả đậu, kẹp phẫu thuật.

 - Bông, gạc phẫu thuật.

 - Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang

. 4. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp với thầy thuốc

. - Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc nếu có

 - Cần nhịn ăn chất đ c, nên uống sữa hoặc nước hoa quả với thể tích không quá 100ml.

 - Người bệnh quá kích thích, không n m yên: Cần cho thuốc an thần…

 5. Phiếu xét nghiệm

- Có phiếu chỉ định chụp CLVT.

 IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

 1. Kỹ thuật thăm khám

 - Đặ t người bệnh năm ngửa, hai tay giơ lên đầu để tránh nhiễu ảnh

 - Tháo bỏ dị vật băng kim loại, bộc lộ vùng thăm khám

- Hướng dẫn người bệnh nhịn thở để tránh các nhiễu ảnh do di động khi thở

 - Chụp CLVT trước và sau tiêm thuốc đối quang i-ốt tĩnh mạch với các lớp cắt ngang vùng tiểu; bề dày lớp cắt 5-8 mm. Thực hiện các lớp cắt mỏng 3 mm với các tổn thương nhỏ

 - Thuốc đối quang i-ốt được dùng là loại tan trong nước với liều 1.5-2 ml/kg cân n ng - Kỹ thuật tiêm thuốc đối quang i-ốt: tiêm nhanh, tốc độ tiêm tối thiểu 3ml/giây. Tốt nhất là sử dụng máy bơm thuốc để có thể kiểm soát chính xác các thì động mạch và tĩnh mạch sau tiêm

 - Thay đổi trường nhìn (FOV) tùy theo độ lớn của mỗi cá thể cho phù hợp

 - Thay đổi độ rộng của cửa sổ để đánh giá được toàn bộ mô mềm, khí, mỡ và xương.

2. Tiế n trình thăm khám

 - Chụp các lớp cắt không tiêm thuốc đối quang i-ốt với mục đích: bước đầu định vị tổn thương để thực hiện các lớp cắt sau tiêm. Đo t trọng vùng nghi ngờ tổn thương để đánh giá xem tổn thương có chứa thành phần mỡ hay không, có vôi hóa ho c chảy máu hay không; đồng thời giúp so sánh với t trọng của tổn thương sau tiêm thuốc đẻ đánh giá mức độ ngấm thuốc của tổn thương là ít hay nhiều

 - Các lớp cắt ở thì động mạch được thực hiện ở giây thứ 25-30 tính từ lúc bắt đàu tiêm thuốc: đánh giá mức độ giàu mạch của tổn thương u; tình trạng hiện hình tĩnh mạch dẫn lưu sớm trong bệnh cảnh dị dạng thông động-tĩnh mạch; tình trạng thoát thuốc ra ngoài lòng mạch trong trường hợp chảy máu thể hoạt động do chấn thương tạng…

 - Các lớp cắt ở thì tĩnh mạch được thực hiện ở giây thứ 60-70 tính từ lúc bắt đàu tiêm thuốc: đánh giá tình trạng thải thuốc nhanh hay chậm của các tổn thương u; bộc lộ rõ các tổn thương dạng như các ổ đụng dập ho c đường vỡ trong các tạng trong bệnh cảnh chấn thương; đánh giá tốt tình trạng bắt thuốc của thành ống tiêu hóa, thành của các ổ áp xe

 - Các lớp cắt ở thì muộn được thược hiện sau 5-7 phút tùy từng trường hợp cụ thể, ch ng hạn như các u bắt thuốc ít ở thì động mạch và tĩnh mạch…Với những trường hợp có nghi ngờ đường rò liên quang đến đường bài xuất thấp thì phải thăm khám ở thì rất muộn, khi bàng quang căng chứa đẩy nước tiểu đối quang i-ốt

IV. NHẬN ĐỊNHKẾT QUẢ

 - Đánh giá sơ bộ xem kỹ thuật thực hiện có đúng các thì động mạch, tĩnh mạch, thì muộn

 - Số lượng thuốc đối quang i-ốt sử dụng có phù hợp

 - Các ảnh thu được có đảm bảo chất lượng cho chẩn đoán: hình nhiễu ảnh

V. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Đánh giá xem quá trình tiêm thuốc có đúng kỹ thuật; có bị vỡ thành mạch, thoát thuốc ra ngoài lòng mạch hay không

 - Tai biến liên quang đến thuốc đối quang i-ốt: xem thêm quy trình Chẩn đoán và xử trí tai biến thuốc đối quang.

 

Quy trình 10. Chụp CLVT hệ tiết niệu thường quy

 

I.. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

 - Bác sỹ chuyên khoa

 - Kỹ thuật viên điện quang

2. Phương tiện

- Máy chụp CLVT

 - Máy bơm điện chuyên dụng

- Phim, cát – xét, hệ thống lưu trữ hình ảnh

3. Vật tư y tế

 - Bơm tiêm 10; 20ml

- Bơm tiêm dành cho máy bơm điện

 - Kim tiêm 18-20G

- Thuốc đối quang I-ốt tan trong nước

 - Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc

- Nước cất ho c nước muối sinh lý

 - Găng tay, mũ, khẩu trang phẫu thuật

- Bộ khay quả đậu, kẹp phẫu thuật.

 - Bông, gạc phẫu thuật.

 - Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.

 4. Người bệnh

 - Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.

 - Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc nếu có

- Cần nhịn ăn chất đ c, nên uống sữa hoặ c nước hoa quả với thể tích không quá 100ml.

- Người bệnh quá kích thích, không nằ m yên: Cần cho thuốc an thần…

5. Phiế u xét nghiệm Có phiếu chỉ định chụp CLVT

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

 1. Kỹ thuật thăm khám

- Đặ t người bệnh nằm ngửa, hai tay giơ lên đầu để tránh nhiễu ảnh

- Tháo bỏ dị vật băng kim loại, bộc lộ vùng thăm khám

- Hướng dẫn người bệnh nhịn thở để tránh các nhiễu ảnh do di động khi thở

 - Chụp CLVT trước và sau tiêm thuốc đối quang i-ốt tĩnh mạch với các lớp cắt ngang trên toàn bộ hệ tiết niệu; bề dày lớp cắt 5-8 mm

 - Thuốc đối quang i-ốt được dùng là loại tan trong nước, với liều từ 1.5-2 ml/kg cân n ng

 - Kỹ thuật tiêm thuốc đối quang i-ốt: tiêm nhanh, tốc độ tiêm tối thiểu 3ml/giây. Nếu sử dụng máy bơm thuốc thì tốc độ tiêm đạt 4-5 ml/giây. Tốt nhất là sử dụng máy bơm thuốc để có thể kiểm soát chính xác các thì động mạch và tĩnh mạch sau tiêm

 - Thay đổi trường nhìn (FOV) tùy theo độ lớn của mỗi cá thể cho phù hợp

- Thay đổi độ rộng của cửa sổ để đánh giá được toàn bộ mô mềm, khí, mỡ và xương.

2. Tiế n trình thăm khám

 - Chụp các lớp cắt trước tiêm thuốc đối quang i-ốt với mục đích: bước đầu định vị tổn thương để thực hiện các lớp cắt sau tiêm. Đo t trọng vùng nghi ngờ tổn thương để đánh giá xem tổn thương có chứa thành phần mỡ hay không, có vôi hóa ho c chảy máu hay không; đồng thời giúp so sánh với t trọng của tổn thương sau tiêm thuốc đẻ đánh giá mức độ ngấm thuốc của tổn thương là ít hay nhiều - Các lớp cắt ở thì động mạch được thực hiện ở giây thứ 25-30 tính từ lúc bắt đầu tiêm thuốc: đánh giá mức độ giàu mạch của tổn thương u; tình trạng hiện hình tĩnh mạch dẫn lưu sớm trong bệnh cảnh dị dạng thông động-tĩnh mạch; tình trạng thoát thuốc ra ngoài lòng mạch trong trường hợp chảy máu thể hoạt động do chấn thương thận… - Các lớp cắt ở thì tĩnh mạch được thực hiện ở giây thứ 60-70 tính từ lúc bắt đàu tiêm thuốc: đánh giá tình trạng thải thuốc nhanh hay chậm của các tổn thương u, đánh giá tình trạng ngấm thuốc của tĩnh mạch thận hai bên và tĩnh mạch chủ dưới trong bệnh cảnh u thận; bộc lộ rõ các tổn thương dạng như các ổ đụng dập ho c đường vỡ nhu mô trong bệnh cảnh chấn thương.

 - Các lớp cắt ở thì muộn được thược hiện sau 5-7 phút tùy từng trường hợp cụ thể, ch ng hạn như các u bắt thuốc ít ở thì động mạch và tĩnh mạch. Trong các trường hợp giãn đài bể thận, niệu quản do sỏi, u hoặc viêm chít hẹp thì phải chụp ở thời điểm muộn hơn tùy thuộc vào đánh giá cụ thể của bác sĩ

- Chụp thêm các phim X quang sau tiêm thuốc đối quang nếu cần thiết

I V. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

 - Đánh giá sơ bộ xem kỹ thuật thực hiện có đúng các thì động mạch, tĩnh mạch, thì muộn - Số lượng thuốc đối quang i-ốt sử dụng có phù hợp

- Các ảnh thu được có đảm bảo chất lượng cho chẩn đoán: hình nhiễu ảnh

V. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

 - Đánh giá xem quá trình tiêm thuốc có đúng kỹ thuật; có bị vỡ thành mạch, thoát thuốc ra ngoài lòng mạch hay không

 - Theo dõi người bệnh xem có dấu hiệu di ứng thuốc hay không

 - Tai biến liên quang đến thuốc đối quang i-ốt: xem thêm quy trình Chẩn đoán và xử trí tai biến thuốc đối quang.

Quy trình 11:

CHỤP CLVT CỘT SỐNG CỔ KHÔNG TIÊM THUỐC ĐỐI QUANG

I.      ĐẠI CƯƠNG

Tạo ảnh cột sống cổ với máy chụp CLVT đánh giá các tổn thương của xương, đĩa đệm, ống sống và các thành phần lân cận

II.   CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1.     Chỉ định

Bệnh lý chấn thương, các khối u, viêm của xương và phần mềm cột sống cổ

2.     Chống chỉ định

-                        Không có chống chỉ định tuyệt đối

-                        Chống chỉ định tương đối: phụ nữ có thai

III. CHUẨN BỊ

1.     Người thực hiện

-       Bác sỹ chuyên khoa        

-       Kỹ thuật viên điện quang

-            Điều dưỡng  

2.     Phương tiện

-       Máy chụp CLVT  

-       Phim, cát – xét, hệ thống lưu trữ hình ảnh            

3.     Người bệnh

-       Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp với thầy thuốc.

-       Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc nếu có

-       Người bệnh quá kích thích, không nằmyên: cần cho thuốc an thần…

4.     Phiếu xét nghiệm

Có phiếu chỉ định chụp CLVT

IV.  CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH        

1.     Tư thế người bệnh

-       Đặt người bệnh trong khung máy, người bệnh nằmngửa, vai hạ thấp tối đa,  hai tay xuôi dọc theo cơ thể.

-       Người bệnh nhịn thở và không nuốt trong quá trình thăm khám.

2.     Tiến hành kỹ thuật

-       Chụp định khu toàn bộ cột sống cổ.

-       Lấy hình định vị theo hướng bên (sagital), bắt đầu từ khớp thái dương hàm cho tới bờ dưới D1.

-       Đ t chương trình chụp tu  theo yêu cầu lâm sàng. Có thể sử dụng các lớp cắt theo hướng các đĩa đệm để đánh giá bệnh lý thoát vị đĩa đệm hoặcchụp toàn bộ cột sống cổ, dùng các phần mềm cho phép XỬ TRÍ ảnh sau chụp.

-       Chọn ảnh chụp phim trên các cửa sổ xương, cửa sổ đĩa đệm.

V.        NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

-       Đánh giá các tổn thương thân đốt như: vỡ thân đốt, xẹp thân đốt, trượt thân đốt, đ c biệt là hình ảnh di lệch tổn thương tường sau thân đốt (vì nguy cơ chèn ép tu  và rễ tu  rất cao), các tổn thương cung sau, máu tụ do chấn thương và nhất là các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm, những tổn thương phần mềm rãnh sống, vị trí các dị vật đối quang i-ốt.

-       Các tổn thương trong bệnh lý thoái hoá đốt sống như: thoái hoá khối khớp bên, thoái hoá dây ch ng, trượt đốt sống do thoái hoá, hẹp ống sống.

-       Đánh giá các bất thường bẩm sinh cột sống.

 

VI.     TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

-       Kỹ thuật này không có tai biến

-       Một số sai sót có thể phải thực hiện lại kỹ thuật như: người bệnh không giữ bất động trong quá trình chụp phim, không bộc lộ rõ nét hình ảnh…

Quy trình 12.

 CHỤP CLVT CỘT SỐNG CỔ CÓ TIÊM THUỐC ĐỐI QUANG

I.      ĐẠI CƯƠNG

Tạo ảnh cột sống cổ với máy chụp CLVT đánh giá các tổn thương của xương, đĩa đệm, ống sống và các thành phần lân cận. Phối hợp với tiêm thuốc đối quang i-ốt nh m đánh giá các bệnh lý viêm, lao, các khối u cột sống, tu  sống…

II.   CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1.     Chỉ định

Bệnh lý các khối u, viêm của xương và phần mềm cột sống cổ

2.     Chống chỉ định

-       Không có chống chỉ định tuyệt đối

-       Chống chỉ định tương đối: phụ nữ có thai, suy thận, dị ứng thuốc đối quang i-ốt

III. CHUẨN BỊ

1.     Người thực hiện

-       Bác sỹ chuyên khoa        

-       Kỹ thuật viên điện quang

-       Điều dưỡng 

2.     Phương tiện

-       Máy chụp CLVT  

-       Máy bơm điện chuyên dụng

-       Phim, cát – xét, hệ thống lưu trữ hình ảnh            

3.     Vật tư y tế

-       Bơm tiêm 10; 20ml

-       Bơm tiêm dành cho máy bơm điện

-       Kim tiêm 18-20G

-            Thuốc đối quang I-ốt  tan trong nước  

-       Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc

-       Nước cất hoặcnước muối sinh lý 

-       Găng tay, mũ, khẩu trang phẫu thuật - Bộ khay quả đậu, kẹp phẫu thuật.

-       Bông, gạc phẫu thuật.

-       Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.

4.     Người bệnh

-       Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp với thầy thuốc.

-       Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc nếu có

-       Cần nhịn ăn, uống trước 4giờ. Có thể uống không quá 50ml nước. 

-       Người bệnh quá kích thích, không nằmyên: Cần cho thuốc an thần…

5.     Phiếu xét nghiệm

Có phiếu chỉ định chụp CLVT

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH         

1.     Tư thế người bệnh

-       Đặt người bệnh trong khung máy, người bệnh nằm ngửa, vai hạ thấp tối đa,  hai tay xuôi dọc theo cơ thể.

-       Người bệnh nhịn thở và không nuốt trong quá trình thăm khám.

2.     Tiến hành kỹ thuật

-       Chụp định khu toàn bộ cột sống cổ

-       Lấy hình định vị theo hướng bên (sagital) bắt đầu từ  khớp thái dư ơng hàm cho tới bờ dưới D1.

-       Đặt chương trình chụp tu  theo yêu cầu lâm sàng. Có thể xử dụng các lớp cắt theo hướng các đĩa đệm để đánh giá bệnh lý thoát vị đĩa đệm hoặcchụp toàn bộ cột sống cổ, dùng các phần mềm cho phép XỬ TRÍ ảnh sau chụp.

-       Chọn ảnh chụp phim trên các cửa sổ xương, cửa sổ đĩa đệm. - Cắt lại sau tiêm thuốc đối quang i-ốt.

V.      NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

-       Đánh giá các tổn thương thân đốt như: vỡ thân đốt, xẹp thân đốt, trượt thân đốt, đ c biệt là hình ảnh di lệch tổn thương tường sau thân đốt (vì nguy cơ chèn ép tu  và rễ tu  rất cao), các tổn thương cung sau, máu tụ do chấn thương và nhất là các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm, những tổn thương phần mềm rãnh sống, vị trí các dị vật đối quang i-ốt.

-       Các tổn thương trong bệnh lý thoái hoá đốt sống như: thoái hoá khối khớp bên, thoái hoá dây ch ng, trượt đốt sống do thoái hoá, hẹp ống sống.

-       Đánh giá các bất thường bẩm sinh cột sống.

-       Đối chiếu các ảnh trư ớc và sau tiêm thuốc, nhận định các bệnh lý đi kèm.

 

 

VI.   TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

-       Một số sai sót có thể phải thực hiện lại kỹ thuật như: người bệnh không giữ bất động trong quá trình chụp phim, không bộc lộ rõ nét hình ảnh…

-       Tai biến liên quan đến thuốc đối quang i-ốt: theo quy trình Chẩn đoán và xử trí tai biến thuốc đối quang.

Quy trình 13. Chụp C VT Xương chi không tiêm thuốc đối quang i-ốt

I. CHUẨN BỊ

 1. Ngƣời thực hiện

- Bác sỹ chuyên

- Kỹ thuật viên điện quang

2. Phương tiện

- Máy chụp CLVT - Phim, cátư – xét, hệ thống lưu trữ hình ảnh

3. Người bệnh

 - Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp với thầy thuốc.

 - Người bệnh quá kích thích, không năm yên: Cần cho thuốc an thần

 4. Phiéu xét nghiệm Có phiếu chỉ định chụp CLVT

 II. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH

 1. Thiết lập thông số máy

 - Nhập đầy đủ dữ liệu thông tin của người bệnh

. - Cắt theo chương trình xoắn , độ dầy lớp cắt: 1,25 – 2,5 mm. - Kv: 120, mAs: 150- 250.

 - Tốc độ vòng quay bóng < 1s - FOV: thay đổi tùy từng người bệnh, nên chọn FOV nhỏ phù hợp với vùng thăm khám 2. Tư thế người bệnh Người bệnh nằ m ngửa, tư thế chụp các chi giống với tư thế chụp động mạch các chi.

3. Tiến hành chụp

 - Cắt định hướng theo hai m t ph ng đứng dọc và đứng ngang

 - Thực hiện các lớp cắt ngang theo chương trình đã chọn.

 4. Dựng ảnh Dùng các phần mềm chuyên dụng tái tạo ảnh xương chi theo các hướng, ưu tiên bộc lộ tại vị trí tổn thương.

 5. In phim Theo cửa sổ xương, theo cửa sổ mô mềm tùy chỉ định.

III. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Hình ảnh thấy được các cấu trúc giải phẫu của hệ thông xương chi

 - Phát hiện được tổn thương nếu có

IV. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

 - Không có tai biến kỹ thuật

 - Một số sai sót có thể phải thực hiện lại kỹ thuật như: người bệnh không giữ bất động trong quá trình chụp phim, không bộc lộ rõ nét hình ảnh…

                        

                                                      QUY TRÌNH SIÊU ÂM

I. QUY TRÌNH KỸ THUẬT SIÊU ÂM:
1. Mục đích:
- Hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý thuộc phạm vi nội ngoại khoa và sản phụ khoa
theo yêu cầu của bác sĩ khám và điều trị.
- Hỗ trợ can thiệp một số bệnh tổn thương khu trú và lan toả các tạng qua
kỹ thuật chọc hút qua siêu âm.
- Hỗ trợlấy bệnh phẩm qua kỹ thuật chọc hút tế bào dưới kim nhỏ.
2. Quy trình:

Trách
nhiệm

Các bước thực
hiện

Mô tả tài liệu liên quan

Điều dưỡng

Bệnh nhân được chuẩn bịb theo yêu cầu siêu âm của bác sĩ khám và điều trị: Bệnh nhân siêu âm hệ tiết niệu, tiền liệt
tuyến và phụ khoa cần có lượng nước tiểu đủ căng bang quang trước khi siêu âm ...

 

Đi u
dƣ ng

Gel siêu âm và giấy lau cho bệnh nhân.
Máy siêu âm được kiểm tra nguồn điện ở tro ng thái hoạt động.
Đầu ò  siêu âm các tần số phù  hợp với cơ quan cần thăm khám.

 

Bác sĩ

Người bệnh: - Tư thế nằm hay ngồi tuỳ theo các bộ phận cơ thể được  yêu cầu khám: Siêu âm bụng, sả n phụ khoa
bệnh nhân nằm ngửa hai chân duỗi. Siêu âm

 vùng cổ  bệnh
nhân nằm đầu ngửa 15 độ  Siêu âm tim bệnh nhân nằm
nghiêng trái 45 độ
- Làm một số động tác theo yêu cầu của bác sĩ siêu âm:
Hí t sâu, nhị n thở.....
Bác sĩ:- Ngồi bên phai i người bệnh, tay trái điều khiển
máy siêu âm, tay phải cầm đầu dò siêu âm.
- Bôi Gel vào đầu dò tiến hà nh khám theo yêu cầu của bác
sĩ khám và điều trị .
- Nhận định các hình ảnh bình thường và bệnh lý của cơ
quan được thăm khám.
- Đọc kết quả cho điều dưỡng ghi vào sổ lưu và kết qủa trả cho người bệnh.

 

 

Quy trình siêu âm chọc dò lấy bệnh phẩm chẩn đoán và điều trị.

I. CHUẨN BỊ 

1. Ngƣời thực hiện

- Bác sỹ chuyên khoa

- Bác sỹ phụ

 - Điều dưỡng

 2. Phương tiện

 - Máy siêu âm với các đầu dò chuyên dụng

 - Giấy in, máy in ảnh, hệ thống lưu trữ hình ảnh

 - Túi nylon vô trùng bọc đầu dò siêu âm.

 3. Thuốc

 - Thuốc gây tê tại chỗ

 - Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc

4. Vật tư y tế th ông thường

 - Bơm tiêm5; 10ml

 - Nước cất hoặc nước muối sinh lý

 - Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật

 - Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp,

- bát kim loại, khay quả đậu, khay đựng dụng cụ

 - Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.

- Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang

 5. Vật tư y tế đặc biệt

- Kim chọc hút chuyên dụng

- Kim sinh thiết chuyên dụng

6. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.

 - Tại phòng can thiệp: người bệnh nằ m, đặt đường truyền tĩnh mạch, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2

. - Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ.

 - Người bệnh quá kích thích, không n m yên: cần cho thuốc an thần…

 7. Phiếu xét nghiệm

 - Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú

 - Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua

 - Phim ảnh chụp X quang, CLVT,

III. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH

Thực hiện tại phòng thủ thuật vụ khuẩn

- Kiểm tra hồ sơ bệnh án, xem xét chỉ định, chống chỉ định

 - Kiểm tra máy siêu âm và đầu dò

- Siêu âm kiểm tra vị trí tổn thương. Kiểm tra siêu âm màu (nếu có) đề loại trừ các tổn thương mạch máu - Xác định vị trí chọc hút ho c sinh thiết dưới siêu âm và đặt tư thế người bệnh thuận lợi, xác định đường chọc, độ sâu cần chọc từ m t da tới tổn thương.

- Sát trùng tay, đi găng vụ khuẩn

 - Bọc đầu dò b ng găng vô khuẩn hoặc túi bọc đầu dò vô khuẩn

 - Sát khuẩn vị trí chọc kim

 - Gây tê tại chỗ bằng Xylocain

- Đưa kim vào vị trí đã xác định dưới siêu âm.

 - Chọc hút bằng kim nhỏ: Rút nhanh piston của xilanh tạo áp lực âm hút bệnh phẩm vào kim. Đưa kim ra vào 3-5 lần, thay đổi hướng kim mỗi đưa kim ra vào. Nếu thấy máu ở đốc kim thì dừng lại

. - Sinh thiết: Thường cắt 3- 5 mảnh, vị trí cắt ở ngoại biên tổn thương.

 - Trải bệnh phẩm lên lam kính gửi giải phẫu bệnh làm tế bào học (chú ý: Nếu bệnh phẩm là dịch thì quay ly tâm 1000 vòng/phút trong vòng 10 phút rồi lấy phần c n xét nghiệm).

 - Bệnh phẩm sinh thiết được cho vào lọ có formol gửi giải phẫu bệnh

 - Sau khi rút kim: sát trùng lại và băng chỗ chọc dịch b ng băng dính y tế.

 - Dặn người bệnh không cho nước tiếp xúc với vị trí chọc hút trong 24giờ.

 - Sau 24h mới bỏ băng dính và rửa nước bình thường.

IV. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chảy máu: Cầm máu bằ ng cách ấn chăt bông hoặ c gạc một lúc, hoặc băng ép cầm máu

 - Nhiễm trùng vị trí chọc: điều trị b ng kháng sinh

 

 

 

   

 

    

                                                                                                  

 

 

 

  

Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá trang web của chúng tôi như thế nào?